[Lam Vũ mùa 6] Hoàng Thiếu Thiên - Tài liệu: Dancing on to my heartbeat

Nhan Uyển Đình

Nông dân công nghiệp
Hội Tự Sát
Thần Lĩnh
Bình luận
202
Số lượt thích
804
Team
Bá Đồ
Fan não tàn của
Lâm Kính Ngôn, Ngô Tuyết Phong
#1
Tài liệu

Liên quan đến Hoàng Thiếu Thiên

Tác giả: ID2494102 (post gốc đã bị xóa)

Editor: Chou

Một sản phẩm thuộc [Project] Xanh màu mưa hạ - Mừng Lam Vũ lên đỉnh vinh quang

------​

Đầu tiên, bất cứ lúc nào đều phải nhấn mạnh đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi, hơn nữa hoàn toàn không thể bảo đảm chính xác. Bởi vì cách hiểu của mỗi người liên quan đến trải nghiệm, học thức, tính cách, mô hình nhận thức của người đó. Thay vì nói tôi đang làm một bài phân tích không bằng nói tôi đang đưa ra một quan điểm; có hứng thú có thể thảo luận một chút, không thích thì đừng để ý đến tôi, tội gì vì tôi mà nổi cáu. Đương nhiên, nếu bạn thật sự tức giận, đến mắng hai câu cũng được, tôi có thể hiểu; nhưng tôi sẽ không ngoan ngoãn ngồi im nghe bạn mắng nếu điều đó quá đáng.​

Nhân vật Hoàng Thiếu Thiên này rất thú vị. Bản thân hắn có rất nhiều yếu tố, ví dụ như nói nhiều, suốt ngày bô lô ba la; thích trêu chọc người khác cũng như rất vui vẻ khi bị trêu, từ sáng đến tối ha ha ha ha ha ha ha ha (×). Bàn về nghĩa khí, hắn sẵn sàng giúp bạn bè không màng khó khăn, đương nhiên cũng sẽ dựa vào bầu không khí mà tiện tay đâm chọt bạn bè (mang nghĩa đùa giỡn giữa bạn bè, không phải hành động mang ý xấu). Hắn bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề thấu đáo, so với những gì hắn thể hiện ra bên ngoài hắn càng giỏi ẩn nhẫn, giỏi nắm bắt thời cơ, cũng có thể chủ động tạo cơ hội.​

Dựa trên những cơ sở này, chúng ta có thể thực hiện một số phân tích hợp lý, thậm chí mở rộng và lập luận thích hợp, nhưng tốt nhất không nên tùy tiện đụng đến bối cảnh gia đình của hắn cùng với trải nghiệm tuổi thơ, trưởng thành. Tất nhiên cái sau có thể coi như là một người nghĩ đến rồi nói ra để mọi người cùng nhau bà tám, không chừng còn có thể kích thích cảm hứng sáng tác, nhưng tiền đề là tuyệt đối không coi đó là thật.​

1. Nói nhiều

Chức năng của ngôn ngữ chủ yếu là diễn đạt và giao tiếp. Bạn nói xem một kẻ nói nhiều có bao nhiêu khao khát được thể hiện bản thân. Điều này là khả thi, thậm chí có thể nói là rất hợp lý. Đến nỗi tôi còn nói nói đùa với bạn bè rằng, tôi cảm thấy Hoàng Thiếu Thiên là một người mắc rối loạn nhân cách kịch tính (HPD) ở một mức nào đó, tục xưng "làm màu".​

Trong tác phẩm, việc Hoàng Thiếu Thiên nói nhiều có 3 tác dụng thường thấy. Một là quấy rầy đối thủ, hai là giải tỏa tâm tình (trong truyện từng nhắc tới làm vậy trái lại có thể giúp hắn tập trung trong khi thi đấu), ba. . . chính là tạo cảm giác tồn tại. Người như vậy, nếu bạn cho rằng hắn hi vọng mọi người đều chú ý hắn, đây cũng xem như một suy luận hợp lý. Nhưng tâm lý phía sau của một người có hy vọng mọi người đều chú ý mình rất phức tạp.​

Có người là do tính cách trời sinh, ví dụ như người mắc rối loạn nhân cách kịch tính (HPD) hay thậm chí là có khuynh hướng bệnh tâm thần. Họ sẽ thu hút ánh nhìn của mọi người bằng cách hành xử kịch tính và phóng đại, thích trở thành trung tâm mọi người của sự chú ý. Loại hành vi này nghe có vẻ rất tuyệt vời, thật ra chỉ cần không quá lố vẫn khá dễ chịu. Thậm chí nó có thể trở thành một loại thiên phú. Một số người được gọi là diễn viên bẩm sinh, thật ra đều có xu hướng như thế. Vì lẽ đó diễn xuất của họ càng có lực khuếch đại, cũng càng hút mắt người xem (cái này gọi là hào quang ngôi sao).​

Có người là do liên quan đến trải nghiệm thời thơ ấu, ví dụ như cái gọi là phức cảm tự ti, nhưng tôi càng nghiêng về nhu cầu quan tâm hơn. Giả sử như trong thời thơ ấu, người nuôi dạy khá bận rộn, tuy cũng không phải là không để ý con cái nhưng họ rất dễ bỏ bê con trẻ vì những chuyện khác (chẳng hạn như công việc). Vì vậy đứa nhỏ chỉ có cách biểu đạt thật cường điệu để van cầu sự quan tâm, lâu dần điều này sẽ hình thành một loại mô hình hành vi. Tất nhiên có những tình huống như vậy, có điều cũng phải tương đối chú ý. Thật ra cũng có tình huống hoàn toàn đối lập.​

Chẳng hạn như một đứa trẻ bị bỏ bê quá mức trong thời thơ ấu, cuối cùng ngược lại sẽ không muốn biểu đạt - bởi vì dù có biểu đạt cũng không nhận được sự quan tâm. Sau nhiều lần nỗ lực, nó lựa chọn từ bỏ hoàn toàn, sau này cũng sẽ không thử nữa. Điều này thuộc về "tập được tính bất cần", là một chuyện rất đáng buồn. Bởi vậy, chúng ta cần xem xét sự tồn tại của khả năng hoàn toàn trái ngược.​

Cũng có người đang trưởng thành trong quá trình, người nhà nhiều lần khuyến khích thể hiện bản thân trước mặt người khác, đồng thời mỗi lần đều đúng lúc trực tiếp khẳng định và khen thưởng. Lâu ngày, người đó càng lúc càng quen thuộc và thích thói quen cư xử này. Đây cũng là một cách can thiệp nhận thức hành vi củng cố tích cực (positive reinforcement).

Bởi vậy, chuyện Hoàng Thiếu Thiên nói nhiều ngoại trừ mục đích quấy rầy, giải tỏa tâm tình và phương diện tạo cảm giác tồn tại; không thể loại trừ hắn có khuynh hướng rối loạn nhân cách kịch tính (HPD), cũng có thể trong fanfic setting thứ hai* của hắn là có chút thiếu thốn tình cảm vì vậy thường ồn ào yêu cầu quan tâm. Đây thật ra đều có thể tồn tại như một lời giải thích khả thi, nhưng khi làm như vậy nhất định phải tự biện minh.​
* Từ setting nhân vật ban đầu của tác giả/tác phẩm gốc mà fan thêm thắt các setting khác vào. Một số setting thứ hai nổi tiếng tới mức được trở thành setting mặc định.

2. Xù lông (?)

Thật ra tôi có lời giải thích rất rõ ràng cho hành vi này. Bởi vì tôi nghiêng về Thiếu Thiên là người có khuynh hướng rối loạn nhân cách kịch tính (HPD), vì vậy hành vi xù lông này nói không chừng cũng là một loại "hành vi biểu diễn".​

Giống như "y phục rực rỡ vui thân*" hoặc là "tự tiêu khiển vui người", hắn trêu chọc người khác, muốn người khác đáp lại; người khác trêu chọc hắn, hắn cũng sẽ đáp lại theo cách hắn cho là đúng (sau đó "xù lông" trong giây lát). Bởi vì có thể đối với hắn mà nói, đây là một phương pháp giải trí, một phương thức biểu diễn làm sinh động bầu không khí, bạn vui tôi vui mọi người vui, cả nhóm người đều hài lòng, bản thân cũng rất vui vẻ. . . Thật tốt biết bao.​
* Tác giả đang nhắc đến điển tích lão Lai Tử đã 70 tuổi nhưng vẫn thường mặc áo sặc sỡ, tay múa miệng hát để mua vui cho cha mẹ.

Thông thường mà nói, cái này gọi là "đùa vui".​

Thế nhưng, đây là một loại hành vi có ý thức (đương nhiên, hắn không cần tốn công chọn cách đáp lại này sau khi đã quen với nó, vì thế nó biến thành một loại "có ý thức" trong vô thức). Cho nên trong hành vi xù lông này, tâm thái của hắn rất vững vàng, biểu hiện cũng rất thả lỏng, la hét ồn ào, nhưng cơ bản hắn sẽ không thật sự tức giận (đùa hơi lố có thể sẽ không thoải mái, nhưng không đến nỗi tiêu cực). Có điều, nếu dính đến một số vấn đề trọng đại liên quan đến nguyên tắc, hắn sẽ không còn dùng loại phương thức khuếch đại này đi ứng đối, mà sẽ trở nên sắc bén hơn, thậm chí là "thẳng thắn vạch trần".​

Trên đây là lý giải của cá nhân tôi, không thể bảo đảm tính chính xác tuyệt đối. Thế nhưng về cơ bản, người như hắn chắc chắn là người hướng ngoại - trực tiếp thể hiện cảm xúc, phản ứng nhanh, thậm chí thật sự xù lông, cũng không phải là chuyện kỳ quái.​

Như vậy, hắn có phải là một người không ổn định về mặt cảm xúc, nội tâm yếu đuối (ví dụ như cái gọi là phức cảm tự ti?), vì thế rất dễ bị người khác kích động, từ đó dễ xù lông không?​

Thật ra tôi cũng đã thử cân nhắc khả năng này, nhưng từ góc độ của tôi mà lý giải, cá nhân tôi hiểu vào lúc hắn "xù lông" trạng thái vẫn rất tốt, có thể nói là tâm tình sung mãn có sức dãn, tâm tình ổn định không có thay đổi nhanh chóng. Theo hiểu biết của tôi mà nói, tôi cảm thấy hắn không giống loại giải thích sau. Bởi vì một người nội tâm yếu đuối không ổn định, thời điểm bị chọc cho xù lông một cách dễ dàng, tâm tình của người đó chẳng những không vững vàng mà còn sinh ra xao động kịch liệt. Trải qua loại tâm tình này sẽ để lại dấu ấn rất sâu, người trong cuộc phải chịu đựng sự tức giận và nỗi đau khôn nguôi, nhưng bản thân Hoàng Thiếu Thiên, từ những gì đọc được trong truyện, cơ bản là tôi không thấy hắn có biểu hiện tương tự.​

Ngược lại, thật ra hắn từng có một lần trải nghiệm tâm tình đau đớn tột cùng. Lúc đó hắn đã biểu hiện như thế nào?​

"Tôi không có gì muốn nói cả." (chương 685) Đây là câu thoại mà tất cả fan của Hoàng Thiếu Thiên đều nhớ. Khi gặp phải một thất bại lớn, tất cả mọi người - kể cả hắn - đều cảm thấy khó chịu. Hắn cũng không xù lông, trái lại lựa chọn phương pháp bộc lộ tâm tình như vậy. So sánh với phản ứng xù lông bình thường của hắn, tôi cảm thấy vẫn nên suy xét một chút.​

3. Một mặt lý trí

Phía trên có nói dễ “xù lông” có thể ngay lập tức làm cho mặt tình cảm của hắn tràn đầy, tâm tình sung mãn. Việc hắn là một người theo chủ nghĩa cơ hội thật ra có thể phản ánh một mặt bình tĩnh, thậm chí là mặt lý trí chủ đạo của hắn.​

Lúc trước từ “lòng dạ” này đã gây ra khá nhiều tranh cãi. Thật ra đối với tôi, từ này cũng khá tốt, bởi vì cái này là biểu hiện "độ trưởng thành" của một người.​

Nhân vật Hoàng Thiếu Thiên này vô cùng có cảm giác trẻ tuổi, thậm chí ở trước mặt một số hậu bối của hắn (chẳng hạn như Vu Phong và Hứa Bân), bạn sẽ sinh ra ảo giác hắn nhỏ tuổi hơn họ. Nhưng mặt khác, có phải ở phương diện đạo lí đối nhân xử thế hắn thật sự không thông suốt?​

Hiển nhiên, không thông suốt là không thể. Chúng ta có thể tìm hiểu phản ứng của hắn về vấn đề Diệp Tu giải nghệ. Hắn sẽ giúp đỡ vì nghĩa khí, nhưng một mặt là bởi vì thể diện, mặt khác cũng có cân nhắc đến lập trường của "tuyển thủ chuyên nghiệp" và "chiến đội" nên hắn lựa chọn lấy thân phận cá nhân lén lút hỗ trợ. Đây chính là một phương pháp xử lý khá là thỏa đáng. Mà khi hỏi đến vấn đề Diệp Tu giải nghệ, hắn nhạy bén nhận ra được những vướng mắc đằng sau những điều này (đều là một ít vấn đề về phương diện quan hệ xã hội và lợi ích kinh tế), đồng thời còn có thể thừa nhận một cách vô cùng bình tĩnh và thẳng thắn. Nếu như thật sự tồn tại mâu thuẫn về lợi ích, bản thân hắn cũng chỉ là một con cờ, không phải không quan trọng, nhưng không thể nào bằng lợi ích trước mắt của câu lạc bộ.​

Điều này cho thấy ít nhất hắn “hiểu được” vấn đề về phương diện tranh đoạt lợi ích cũng như đạo lý đối nhân xử thế, đồng thời có thể bình tĩnh suy xét bản thân, chứ không như một số người "Tôi hiểu hết thảy đạo lý nhưng không thể tiếp thu chúng khi đặt lên người mình". Nếu đạt đến trình độ này, vậy có thể coi hắn là một người trưởng thành về mặt xã hội.​

Nhưng xin lưu ý rằng, hiểu được không có nghĩa là tiếp thu, cũng không có nghĩa là sẽ chủ động làm theo những quy tắc bất thành văn này. Vì vậy mặc dù là người trưởng thành về mặt xã hội, trạng thái ở tuổi 20, 30, 40, 50 đều không giống nhau. Bởi vậy độ trưởng thành của Hoàng Thiếu Thiên đã đến mức nào, giới hạn của hắn là tới đâu, đều cần rất nhiều bằng chứng để phân tích.​

Có điều tiếc nuối là trong truyện không đề cập nhiều đến phương diện này, nên tác giả fanfic phải tự mình suy nghĩ, sau đó nỗ lực chứng minh.​
 
Last edited:

Bình luận bằng Facebook