- Bình luận
- 291
- Số lượt thích
- 2,329
- Fan não tàn của
- Diệp thần Tán ca
Author: @Lotus
Beta: Mèo
01.
“Triệu Dương là tuyển thủ chuyên nghiệp ra mắt Liên minh mùa giải thứ ba, vừa vào nghề đã rất được quan tâm, chỉ thua Vương Kiệt Hi trong cuộc cạnh tranh danh hiệu Người Mới Tốt Nhất năm ấy. Từ khi ra mắt đến nay, anh đã trúng cử đội hình ngôi sao bảy năm liên tục, là đệ nhất khí công sư của Vinh Quang không cần bàn cãi.
Đó là vinh quang thuộc về Triệu Dương. Tuy vậy khi nhắc đến Triệu Dương, người ta chỉ nghĩ đến một chuyện khác: bao nhiêu năm đứng trong hàng ngũ minh tinh, bấy nhiêu năm không vào nổi tứ kết.
Trong các tuyển thủ hạng sao, khắp lịch sử Liên minh chỉ có mỗi mình Triệu Dương chưa từng góp mặt ở vòng chung kết. Bảy mùa trúng vé minh tinh nói lên thực lực của Triệu Dương, trong khi bảy mùa hụt vé tứ kết lại nói lên thực lực của chiến đội Lâm Hải.”
Bảy mùa liên tiếp lọt vào đội hình ngôi sao, có nghĩa là làm đệ nhất khí công sư của Liên minh Vinh Quang bảy năm liên tục, cũng là kiếp sống chuyên nghiệp bảy năm chưa từng được tham dự vòng tứ kết, nghe sao cay đắng vậy? Năm ra mắt, anh chỉ thua Vương Kiệt Hi, bảy năm sau đó, anh thua bởi Lâm Hải.
“Nắm giữ một tuyển thủ hạng sao, không ai đành lòng gán mác đội yếu cho Lâm Hải cả. Trên thực tế, Lâm Hải quả thật cách rất xa những chiến đội đứng cuối bảng. Họ duy trì một thứ hạng ổn định ở khu vực giữa, vĩnh viễn thiếu một bước so với tám ghế đầu.
Bởi sự mâu thuẫn đó, Triệu Dương nhận được không ít mời gọi từ các chiến đội khác. Nhưng anh vẫn ở lại, dẫn dắt Lâm Hải nỗ lực hướng tới tứ kết hết năm này đến năm khác. Bảy năm nỗ lực là bảy năm đổi lấy kết quả tầm thường, thứ hạng giữa giữa không cao không thấp. Triệu Dương cứ thế mà lửng lửng lơ lơ mãi cả cuộc đời đánh giải. Giờ đây cuối cùng anh đã cảm thấy mệt mỏi. Chẳng buồn đổi chiến đội khác để thử nghiệm lối đi mới, anh thẳng thắn thừa nhận thất bại, tuyên bố giải nghệ.
Cuối cùng, chính bản thân Triệu Dương cũng chỉ biết khái quát bảy năm nghề nghiệp của mình bằng một câu: “Ít nhất tôi đã từng tồn tại trong Vinh Quang, từng vì nó mà nỗ lực”.”
Nếu như có bảng xếp hạng tình yêu đối với chiến đội của mình trong Toàn Chức Cao Thủ, tôi sẽ không ngần ngại đặt Triệu Dương vào TOP 3, bởi sự nỗ lực của anh, sự cố chấp của anh dành cho Lâm Hải, thật sự quá nhiều.
Lâm Hải cho anh một Hải Vô Lượng, anh trả lại cho Lâm Hải cả kiếp sống chuyên nghiệp của mình, bảy năm thất bại, bảy năm nghẹn khuất. Nhưng anh vẫn không oán không hối, vẫn chỉ có một chiến đội “vĩnh viễn thiếu một bước”. Nỗ lực? Đã là tuyển thủ chuyên nghiệp ai chẳng có thừa nỗ lực, chỉ là nếu Triệu Dương chuyển đến một chiến đội lớn hơn, nỗ lực của anh sẽ được đền đáp. Ví dụ như chuyến đến Gia Thế thay thế vị trí của Ngô Tuyết Phong chẳng hạn. Gia Thế lúc ấy là gì? Là vương triều với ba quán quân liên tiếp, có Diệp Thu cùng Nhất Diệp Tri Thu, có tuyển thủ nào lại không hướng tới viễn cảnh ấy chứ? Nhưng Triệu Dương từ chối, trong lòng anh chỉ có Lâm Hải cùng Hải Vô Lượng, trái tim anh chỉ muốn nỗ lực vì một bước vĩnh viễn bị thiếu chẳng thể bước ra được kia, kết cục, Lâm Hải vẫn miệt mài tìm kiếm một ánh sao, còn Triệu Dương? Anh mất cả bầu trời.
Quyết định giải nghệ của Triệu Dương, có lẽ nó tàn nhẫn và đau đớn chẳng kém gì phát súng nổ vào Bách Hoa của Trương Giai Lạc, hay như Diệp Tu tự tay tiễn Gia Thế về Vòng Khiêu chiến. Cùng ra mắt vào mùa ba, Vương Kiệt Hi và Dương Thông vẫn đang là đại thần kiêm đội trưởng chiến đội của mình, còn Triệu Dương lựa chọn giải nghệ. Anh không phải trượt trạng thái do tuổi tác như Lâm Kính Ngôn, anh vẫn có thể thi đấu tốt một vài mùa nữa, thế nhưng anh vẫn lựa chọn dừng lại, không phải do anh mệt mỏi hay tuyệt vọng, mà anh hiểu giờ đây anh cùng Hải Vô Lượng đang trở thành gánh nặng cho Lâm Hải. Lâm Hải đã không còn khả năng nuôi một tài khoản cấp thần, nếu cứ cố giữ Hải Vô Lượng thì trong tương lai nó sẽ chỉ là gánh nặng kéo lùi Lâm Hải, nhưng nếu rao bán bây giờ còn có thể thu về một khoản không nhỏ giúp đỡ cho chiến đội. Triệu Dương hiểu điều đó, và anh cũng hiểu chỉ cần anh còn ở, chỉ cần Lâm Hải đối xử tệ với anh cùng Hải Vô Lượng thì danh tiếng của chiến đội sẽ bị ảnh hưởng, nên anh lựa chọn buông tay.
Và cách anh buông tay cũng rất Triệu Dương, anh giải nghệ. Không tìm kiếm cơ hội hay danh vọng ở nơi khác, anh dừng lại. Với anh, chỉ có một bầu trời mang tên Lâm Hải.
Với fan của Lâm Hải, họ đã thật may mắn khi có anh, đại thần Triệu Dương.
02.
Kết thúc mùa giải thứ tám Liên minh Vinh Quang. Đặng Phục Thăng tuyên bố giải nghệ.
Có lẽ với nhiều người, kể cả fan Vi Thảo, cũng không mấy ấn tượng về Đặng Phục Thăng. Cũng phải thôi, những dòng nhắc về anh trong chính văn Toàn Chức Cao Thủ lại là thông tin anh giải nghệ.
“Cuộc đời chuyên nghiệp của Đặng Phục Thăng kéo dài 6 năm, bản thân lại không thuộc kiểu đại thần vừa vào Liên minh đã tỏa sáng chói mắt. Ba năm đầu, Đặng Phục Thăng sống vật vờ trôi nổi, ba năm ba đội. Song tâm tư và trạng thái hắn chưa từng bị ảnh hưởng, dù ở đội nào, Đặng Phục Thăng cũng rất chăm chỉ. Biểu hiện này giúp hắn lọt vào mắt xanh của một đội mạnh, mùa giải thứ sáu, hắn được mời gia nhập vào chiến đội Vi Thảo mới đạt quán quân Liên minh mùa trước. Rồi năm sau, mùa giải thứ bảy, cùng chiến đội Vi Thảo giành được quán quân lần hai, hai năm trúng tuyển Ngôi Sao Tụ Hội.
Đặng Phục Thăng quả là một tuyển thủ vô cùng may mắn. Trong Liên minh có bao đại thần dốc hết lòng cạn sức chỉ để giành một quán quân mà vẫn trắng tay. Còn hắn xuất thân chiến đội nhỏ, sau đó quá giang lên chiếc xe quán quân Vi Thảo, thuận tiện đoạt luôn cúp, làm bao kẻ dở hơi ghen tị tới phát điên.
Đặng Phục Thăng đã thỏa mãn rồi. Hắn biết thiên phú mình có hạn, có chỗ trong chiến đội Vi Thảo là đỉnh lắm rồi. Mà hắn lại trở thành đội phó, còn thành tuyển thủ hàng sao, cùng chiến đội giành được quán quân. Đối với mấy lời xỉa xói dở hơi kia, hắn cũng không tức giận đáp trả, chỉ vui vẻ bảo mình tốt số, chưa từng đề cập qua nỗ lực của bản thân.
Đặng Phục Thăng cũng không còn trẻ, hắn ở Vi Thảo đã đạt được hết thảy, Vi Thảo cần thay máu, hắn chọn nhường chỗ. Cũng không quan tâm tới những chiến đội khác mời mọc, Đặng Phục Thăng đã hài lòng rồi, không cho rằng mình tiếp tục sẽ gặt hái được gì thêm.
Đặng Phục Thăng giải nghệ thật lặng lẽ.”
Diệp Tu từng đánh giá, trình độ của Đặng Phục Thăng kém một chút so với Hứa Bân (Chính văn Toàn Chức Cao Thủ: Chương 396), anh không chia sẻ đủ áp lực của Vương Kiệt Hi sau khi Phương Sĩ Khiêm giải nghệ, anh cũng nhận ra điều đó, nên anh lựa chọn nhường chỗ cho người có thể thay anh gánh vác Vi Thảo cùng với Vương Kiệt Hi. Thế nhưng đến tận mùa giải thứ mười, người đó vẫn chưa xuất hiện. Việc người khác làm được, anh làm được, việc anh không làm được, người khác cũng không hoặc chưa làm được. Vậy thì trình độ của anh nào có kém ai?
Rất nhiều người cho rằng anh may mắn, chứ bản thân anh không đủ thần. Chính Đặng Phục Thăng cũng hiểu rõ con người mình, biết mình thiên phú có hạn. Chỉ là tôi cứ mãi không rõ, anh đã so sánh bản thân với ai để cho rằng mình thiên phú có hạn? Là Diệp Tu? Là Vương Kiệt Hi? Hay là Phương Sĩ Khiêm?
Rõ ràng nếu so với bọn họ, phần lớn Liên minh Vinh Quang đều thiên phú có hạn.
Còn nói đến may mắn, Ngô Tuyết Phong còn may mắn hơn Đặng Phục Thăng kìa. Được sánh vai cùng những thiên tài Vinh Quang đó đúng là may mắn của hai người, nhưng nếu hai người không có đủ trình độ thì liệu rằng họ có được chọn để sánh vai với thiên tài không?
Vi Thảo là số ít chiến đội đi theo kết cấu Tanker – DPS – Buff (Healer), ai cũng biết DPS và Healer của Vi Thảo là ai, người được chọn làm đỉnh còn lại của tam giác sắt cùng với họ sao có thể chỉ là một kẻ may mắn. Chưa kể nếu Đặng Phục Thăng không đủ trình, với tính cách của mình, Phương Sĩ Khiêm sẽ để cho anh quá giang ngồi đuôi xe giật quán quân? Câu hỏi này, hãy để fan Vi Thảo trả lời đi.
Anh không tranh, chứ không phải anh tranh không được. Anh giải nghệ, vì Vi Thảo cần người khác hơn anh. Anh thỏa mãn, vì anh biết đủ. Anh may mắn, vì anh đủ nỗ lực và chuẩn bị. Vả lại, để có quán quân, ai chẳng cần một chút may mắn chứ? Nếu ai không tin, hỏi Trương Giai Lạc thì biết.
03.
Người thứ ba trong bài này, chính là Điền Sâm của Hoàng Phong. Giống như Triệu Dương, hắn là đại thần hàng thật giá thật, lại còn được gắn mác thế hệ hoàng kim lừng lẫy, và cũng không khó để nhận ra, Điền Sâm đang đi trên con đường mà điểm cuối chính là Triệu Dương.
Hoàng Phong ngay từ ngày đầu tiên đã là chiến đội đứng trên đỉnh cao của Liên minh, chung kết của mùa đầu tiên chính là trận quyết đấu giữa Hoàng Phong cùng Gia Thế. Lúc ấy, nhân vật Quét Đất Dâng Hương mà Điền Sâm đang cầm, nổi danh ngang hàng với Nhất Diệp Tri Thu cùng Đại Mạc Cô Yên. Thế nhưng bây giờ, Hoàng Phong chỉ có thể đứng ngoài nhìn cánh cửa vào vòng tứ kết với ánh mắt ao ước.
Điền Sâm có cam tâm không? Không.
Điền Sâm có nỗ lực không? Có.
Hoàng Phong có thay đổi được gì không? Câu trả lời vẫn là không.
Vinh quang duy nhất Hoàng Phong còn giữ là địa vị ngôi sao của Quét Đất Dâng Hương, nhưng Liên minh ngày một đi lên, thiên tài xuất hiện lớp lớp, mà Hoàng Phong ngày một đi xuống, vinh quang ấy đang tràn ngập nguy cơ khó mà giữ nổi. Thế nên, Điền Sâm điên cuồng.
Hắn bỏ cả luyện tập của chiến đội để tham gia cuộc chiến tranh đoạt Boss thế giới. Thậm chí khi thi đấu sắp bắt đầu, hắn vẫn cố tranh thủ chỉ để giết thêm một con Boss. Một vài con Boss không thay đổi được tình trạng Hoàng Phong hiện tại, nhưng không có Boss, tình trạng của Hoàng Phong càng bết bát hơn. Hắn, phải làm sao bây giờ?
Chiến đội nặng một ngàn, đội trưởng gánh tám trăm. Riêng cái tám trăm ấy đã cực khổ lắm rồi, mà Điền Sâm, nào chỉ có tám trăm. Vinh quang của chiến đội, lịch sử của chiến đội, thần vị của Quét Đất Dâng Hương đều nằm trên vai hắn, vì nó hắn cam chịu đọa lạc, thế nhưng Điền Sâm càng nỗ lực, lại càng thấy Hoàng Phong đi xuống, thậm chí có nguy cơ tất cả những điều đó sẽ mất trên tay hắn, trong thời đại của hắn. Những nghẹn khuất, những cay đắng, những sợ hãi ấy, nào ai thấu?
Không ai biết được rồi Hoàng Phong sẽ đi về đâu, chỉ biết rằng cái hi vọng mong manh mà Điền Sâm trông ngóng ấy ngày càng xa khỏi tầm tay, còn hắn vẫn cố gắng, vẫn nỗ lực trả giá tất thảy cho một tương lai vô định. Xin chúc cho Điền Sâm và Hoàng Phong, ước nguyện như ý.
04.
Người cuối cùng trong bài này là một người không hề xuất hiện trong chính văn Toàn Chức Cao Thủ, đúng ra là có được nhắc đến nhưng trong trạng thái vô danh không có tên, chỉ chính thức có mặt trong tiền truyện Đỉnh Vinh Quang. Người đàn ông này, là Phương Thế Kính.
Vậy, Phương Thế Kính được giới thiệu ra sao?
“Phương Thế Kính, tuyển thủ tự do của Lam Vũ. Tuyển thủ tự do nghĩa là nghề nào cũng chơi, và thường thì không thể định hướng trước khi trận đấu diễn ra. Mỗi một trận, họ sẽ sử dụng những nghề khác nhau, đấu pháp khác nhau nên chẳng cách nào chuẩn bị từ sớm.
Hơn phân nửa chiến đội trong Liên minh đều có một tuyển thủ tự do. Nghe thì cảm thấy cool ngầu đấy, nhưng qua gần hai mùa giải, người ta mới dần nhận ra cái sự cool ngầu ấy không quá thích hợp cho việc đánh chuyên. Lối xếp đặt đội hình có sự góp mặt của tuyển thủ tự do là rất thú vị, nhưng thực tế không hiệu quả. Như mùa giải này chẳng hạn, từ đầu vòng bảng đến nay đã có bốn tuyển thủ tự do quyết định chơi hẳn một nghề, còn lại cũng tự thu hẹp phạm vi chọn nghề của mình.
Phương Thế Kính có lối đi thực dụng hơn rất nhiều. Anh ngồi vào slot "dự bị vàng" của Lam Vũ. Vì mọi nghề đều biết chơi, nên khi đội hình chủ lực có ai xuống phong độ hay cần linh hoạt chiến thuật, Phương Thế Kính sẽ khoác giáp ra trận.”
Đặng Phục Thăng ít nhất còn có quán quân, còn từng là minh tinh trong Ngôi Sao Tụ Hội, còn Phương Thế Kính có gì? Anh chẳng có gì, đến cái tên còn không được nhắc trong chính văn, làm sao có thể gọi là đại thần. Đúng, có thể trình độ của Phương Thế Kính không phải đại thần, nhưng có những điều, mà anh thậm chí thần hơn đại thần. Và đó là những điều tôi sẽ chia sẻ sau đây.
Thứ nhất.
Phương Thế Kính là một tuyển thủ tự do toàn năng, có nghiên cứu sâu về các nghề, và anh chính là người lập chương trình huấn luyện riêng cho Hoàng Thiếu Thiên ở trại huấn luyện Lam Vũ. Có thể lập giáo án luyện tập cho Kiếm Thánh tương lai, đủ biết trình độ về nghề kiếm khách của Phương Thế Kính tốt thế nào, mà anh còn chơi đều các nghề, có nghĩa trình độ các các nghề của anh đều không kém, chỉ là chưa đủ tốt như tuyển thủ chuyên một nghề. Nếu như hồi đó anh có một Ô Thiên Cơ, liệu có phải anh cũng sẽ được gọi là “toàn chức cao thủ”?
Thứ hai.
Ngụy Sâm rời chiến đội không lời tạm biệt, Phương Thế Kính chuyển từ ghế dự bị lên chức đội trưởng, điều khiển tài khoản Sách Khắc Tát Nhĩ. Có thể lúc ấy Lam Vũ không tìm ra ai chơi nghề thuật sĩ khả dĩ nên mới phải để Phương Thế Kính vá tạm, nhưng việc Phương Thế Kính ngồi vào vị trí đó mà trên dưới Lam Vũ không có sự phản đối nào cũng đã đủ nói lên rất nhiều điều. Chưa kể ai cũng hiểu thực lực Lam Vũ sau khi Ngụy Sâm rời đi là ra sao, Phương Thế Kính cũng biết, nhưng anh vẫn chấp nhận gánh vác, và khi thời điểm thích hợp đến, anh trao lại Lam Vũ cho những chàng trai trẻ tốt hơn anh, có thể mang đến tương lai tươi sáng hơn, cho dù mình có trở thành đội trưởng mờ nhạt nhất lịch sử chiến đội đi chăng nữa. Khí phách đó, quyết đoán đó, bản lĩnh đó, không phải ai cũng làm được.
Trước anh, có một Lâm Kiệt. Nhưng Lâm Kiệt lúc ấy có một Phương Sĩ Khiêm.
Còn Phương Thế Kính, anh chỉ có hai thằng nhóc, một trong số đó là tay tàn.
Thứ ba.
Phương Thế Kính có thể coi như sư phụ của Hoàng Thiếu Thiên cùng Dụ Văn Châu, bởi họ là do một tay anh dẫn dắt, đồng thời còn là người phát hiện ra Phương Duệ. Cho thấy đầu óc, mắt nhìn người, quy hoạch phát triển chiến đội của anh không thua kém một đại thần nào. Thậm chí khi mà người ta còn đang cãi nhau xem Diệp Tu hay Vương Kiệt Hi ai có mắt nhìn người hơn vì một thiếu niên nào đó chơi quỷ kiếm sĩ, thì Phương Thế Kính đã dạy ra một trong Ngũ Thánh, đính kèm hai đại thần đứng đầu, bỏ xa phần còn lại mấy con phố.
Thế nên.
Phương Thế Kính không thần, đó là sự thật.
Phương Thế Kính thần, cũng là sự thật.
P/: Đáng nhẽ trong này còn có cả Lâm Kính Ngôn nhưng do Lâm Kính Ngôn đã có riêng một bài rồi nên thôi, bỏ qua.
Beta: Mèo
Họ, có người đã từng là đại thần, có người vẫn đang là đại thần, cũng có người chưa từng được công nhận là đại thần.
Thế nhưng vì những lí do khác nhau, họ lại đều không thần.
Bài viết này dành cho bọn họ, những người làm thần mà đọa lạc khỏi thần vị,
cũng như đi tìm công bằng cho những người chưa từng được công nhận.
Thế nhưng vì những lí do khác nhau, họ lại đều không thần.
Bài viết này dành cho bọn họ, những người làm thần mà đọa lạc khỏi thần vị,
cũng như đi tìm công bằng cho những người chưa từng được công nhận.
01.
“Triệu Dương là tuyển thủ chuyên nghiệp ra mắt Liên minh mùa giải thứ ba, vừa vào nghề đã rất được quan tâm, chỉ thua Vương Kiệt Hi trong cuộc cạnh tranh danh hiệu Người Mới Tốt Nhất năm ấy. Từ khi ra mắt đến nay, anh đã trúng cử đội hình ngôi sao bảy năm liên tục, là đệ nhất khí công sư của Vinh Quang không cần bàn cãi.
Đó là vinh quang thuộc về Triệu Dương. Tuy vậy khi nhắc đến Triệu Dương, người ta chỉ nghĩ đến một chuyện khác: bao nhiêu năm đứng trong hàng ngũ minh tinh, bấy nhiêu năm không vào nổi tứ kết.
Trong các tuyển thủ hạng sao, khắp lịch sử Liên minh chỉ có mỗi mình Triệu Dương chưa từng góp mặt ở vòng chung kết. Bảy mùa trúng vé minh tinh nói lên thực lực của Triệu Dương, trong khi bảy mùa hụt vé tứ kết lại nói lên thực lực của chiến đội Lâm Hải.”
- Trích Toàn Chức Cao Thủ: Chương 1124 -
Bảy mùa liên tiếp lọt vào đội hình ngôi sao, có nghĩa là làm đệ nhất khí công sư của Liên minh Vinh Quang bảy năm liên tục, cũng là kiếp sống chuyên nghiệp bảy năm chưa từng được tham dự vòng tứ kết, nghe sao cay đắng vậy? Năm ra mắt, anh chỉ thua Vương Kiệt Hi, bảy năm sau đó, anh thua bởi Lâm Hải.
“Nắm giữ một tuyển thủ hạng sao, không ai đành lòng gán mác đội yếu cho Lâm Hải cả. Trên thực tế, Lâm Hải quả thật cách rất xa những chiến đội đứng cuối bảng. Họ duy trì một thứ hạng ổn định ở khu vực giữa, vĩnh viễn thiếu một bước so với tám ghế đầu.
Bởi sự mâu thuẫn đó, Triệu Dương nhận được không ít mời gọi từ các chiến đội khác. Nhưng anh vẫn ở lại, dẫn dắt Lâm Hải nỗ lực hướng tới tứ kết hết năm này đến năm khác. Bảy năm nỗ lực là bảy năm đổi lấy kết quả tầm thường, thứ hạng giữa giữa không cao không thấp. Triệu Dương cứ thế mà lửng lửng lơ lơ mãi cả cuộc đời đánh giải. Giờ đây cuối cùng anh đã cảm thấy mệt mỏi. Chẳng buồn đổi chiến đội khác để thử nghiệm lối đi mới, anh thẳng thắn thừa nhận thất bại, tuyên bố giải nghệ.
Cuối cùng, chính bản thân Triệu Dương cũng chỉ biết khái quát bảy năm nghề nghiệp của mình bằng một câu: “Ít nhất tôi đã từng tồn tại trong Vinh Quang, từng vì nó mà nỗ lực”.”
- Trích Toàn Chức Cao Thủ: Chương 1124 –
Nếu như có bảng xếp hạng tình yêu đối với chiến đội của mình trong Toàn Chức Cao Thủ, tôi sẽ không ngần ngại đặt Triệu Dương vào TOP 3, bởi sự nỗ lực của anh, sự cố chấp của anh dành cho Lâm Hải, thật sự quá nhiều.
Lâm Hải cho anh một Hải Vô Lượng, anh trả lại cho Lâm Hải cả kiếp sống chuyên nghiệp của mình, bảy năm thất bại, bảy năm nghẹn khuất. Nhưng anh vẫn không oán không hối, vẫn chỉ có một chiến đội “vĩnh viễn thiếu một bước”. Nỗ lực? Đã là tuyển thủ chuyên nghiệp ai chẳng có thừa nỗ lực, chỉ là nếu Triệu Dương chuyển đến một chiến đội lớn hơn, nỗ lực của anh sẽ được đền đáp. Ví dụ như chuyến đến Gia Thế thay thế vị trí của Ngô Tuyết Phong chẳng hạn. Gia Thế lúc ấy là gì? Là vương triều với ba quán quân liên tiếp, có Diệp Thu cùng Nhất Diệp Tri Thu, có tuyển thủ nào lại không hướng tới viễn cảnh ấy chứ? Nhưng Triệu Dương từ chối, trong lòng anh chỉ có Lâm Hải cùng Hải Vô Lượng, trái tim anh chỉ muốn nỗ lực vì một bước vĩnh viễn bị thiếu chẳng thể bước ra được kia, kết cục, Lâm Hải vẫn miệt mài tìm kiếm một ánh sao, còn Triệu Dương? Anh mất cả bầu trời.
Quyết định giải nghệ của Triệu Dương, có lẽ nó tàn nhẫn và đau đớn chẳng kém gì phát súng nổ vào Bách Hoa của Trương Giai Lạc, hay như Diệp Tu tự tay tiễn Gia Thế về Vòng Khiêu chiến. Cùng ra mắt vào mùa ba, Vương Kiệt Hi và Dương Thông vẫn đang là đại thần kiêm đội trưởng chiến đội của mình, còn Triệu Dương lựa chọn giải nghệ. Anh không phải trượt trạng thái do tuổi tác như Lâm Kính Ngôn, anh vẫn có thể thi đấu tốt một vài mùa nữa, thế nhưng anh vẫn lựa chọn dừng lại, không phải do anh mệt mỏi hay tuyệt vọng, mà anh hiểu giờ đây anh cùng Hải Vô Lượng đang trở thành gánh nặng cho Lâm Hải. Lâm Hải đã không còn khả năng nuôi một tài khoản cấp thần, nếu cứ cố giữ Hải Vô Lượng thì trong tương lai nó sẽ chỉ là gánh nặng kéo lùi Lâm Hải, nhưng nếu rao bán bây giờ còn có thể thu về một khoản không nhỏ giúp đỡ cho chiến đội. Triệu Dương hiểu điều đó, và anh cũng hiểu chỉ cần anh còn ở, chỉ cần Lâm Hải đối xử tệ với anh cùng Hải Vô Lượng thì danh tiếng của chiến đội sẽ bị ảnh hưởng, nên anh lựa chọn buông tay.
Và cách anh buông tay cũng rất Triệu Dương, anh giải nghệ. Không tìm kiếm cơ hội hay danh vọng ở nơi khác, anh dừng lại. Với anh, chỉ có một bầu trời mang tên Lâm Hải.
Với fan của Lâm Hải, họ đã thật may mắn khi có anh, đại thần Triệu Dương.
02.
Kết thúc mùa giải thứ tám Liên minh Vinh Quang. Đặng Phục Thăng tuyên bố giải nghệ.
Có lẽ với nhiều người, kể cả fan Vi Thảo, cũng không mấy ấn tượng về Đặng Phục Thăng. Cũng phải thôi, những dòng nhắc về anh trong chính văn Toàn Chức Cao Thủ lại là thông tin anh giải nghệ.
“Cuộc đời chuyên nghiệp của Đặng Phục Thăng kéo dài 6 năm, bản thân lại không thuộc kiểu đại thần vừa vào Liên minh đã tỏa sáng chói mắt. Ba năm đầu, Đặng Phục Thăng sống vật vờ trôi nổi, ba năm ba đội. Song tâm tư và trạng thái hắn chưa từng bị ảnh hưởng, dù ở đội nào, Đặng Phục Thăng cũng rất chăm chỉ. Biểu hiện này giúp hắn lọt vào mắt xanh của một đội mạnh, mùa giải thứ sáu, hắn được mời gia nhập vào chiến đội Vi Thảo mới đạt quán quân Liên minh mùa trước. Rồi năm sau, mùa giải thứ bảy, cùng chiến đội Vi Thảo giành được quán quân lần hai, hai năm trúng tuyển Ngôi Sao Tụ Hội.
Đặng Phục Thăng quả là một tuyển thủ vô cùng may mắn. Trong Liên minh có bao đại thần dốc hết lòng cạn sức chỉ để giành một quán quân mà vẫn trắng tay. Còn hắn xuất thân chiến đội nhỏ, sau đó quá giang lên chiếc xe quán quân Vi Thảo, thuận tiện đoạt luôn cúp, làm bao kẻ dở hơi ghen tị tới phát điên.
Đặng Phục Thăng đã thỏa mãn rồi. Hắn biết thiên phú mình có hạn, có chỗ trong chiến đội Vi Thảo là đỉnh lắm rồi. Mà hắn lại trở thành đội phó, còn thành tuyển thủ hàng sao, cùng chiến đội giành được quán quân. Đối với mấy lời xỉa xói dở hơi kia, hắn cũng không tức giận đáp trả, chỉ vui vẻ bảo mình tốt số, chưa từng đề cập qua nỗ lực của bản thân.
Đặng Phục Thăng cũng không còn trẻ, hắn ở Vi Thảo đã đạt được hết thảy, Vi Thảo cần thay máu, hắn chọn nhường chỗ. Cũng không quan tâm tới những chiến đội khác mời mọc, Đặng Phục Thăng đã hài lòng rồi, không cho rằng mình tiếp tục sẽ gặt hái được gì thêm.
Đặng Phục Thăng giải nghệ thật lặng lẽ.”
- Trích Toàn Chức Cao Thủ: Chương 761 –
Diệp Tu từng đánh giá, trình độ của Đặng Phục Thăng kém một chút so với Hứa Bân (Chính văn Toàn Chức Cao Thủ: Chương 396), anh không chia sẻ đủ áp lực của Vương Kiệt Hi sau khi Phương Sĩ Khiêm giải nghệ, anh cũng nhận ra điều đó, nên anh lựa chọn nhường chỗ cho người có thể thay anh gánh vác Vi Thảo cùng với Vương Kiệt Hi. Thế nhưng đến tận mùa giải thứ mười, người đó vẫn chưa xuất hiện. Việc người khác làm được, anh làm được, việc anh không làm được, người khác cũng không hoặc chưa làm được. Vậy thì trình độ của anh nào có kém ai?
Rất nhiều người cho rằng anh may mắn, chứ bản thân anh không đủ thần. Chính Đặng Phục Thăng cũng hiểu rõ con người mình, biết mình thiên phú có hạn. Chỉ là tôi cứ mãi không rõ, anh đã so sánh bản thân với ai để cho rằng mình thiên phú có hạn? Là Diệp Tu? Là Vương Kiệt Hi? Hay là Phương Sĩ Khiêm?
Rõ ràng nếu so với bọn họ, phần lớn Liên minh Vinh Quang đều thiên phú có hạn.
Còn nói đến may mắn, Ngô Tuyết Phong còn may mắn hơn Đặng Phục Thăng kìa. Được sánh vai cùng những thiên tài Vinh Quang đó đúng là may mắn của hai người, nhưng nếu hai người không có đủ trình độ thì liệu rằng họ có được chọn để sánh vai với thiên tài không?
Vi Thảo là số ít chiến đội đi theo kết cấu Tanker – DPS – Buff (Healer), ai cũng biết DPS và Healer của Vi Thảo là ai, người được chọn làm đỉnh còn lại của tam giác sắt cùng với họ sao có thể chỉ là một kẻ may mắn. Chưa kể nếu Đặng Phục Thăng không đủ trình, với tính cách của mình, Phương Sĩ Khiêm sẽ để cho anh quá giang ngồi đuôi xe giật quán quân? Câu hỏi này, hãy để fan Vi Thảo trả lời đi.
Anh không tranh, chứ không phải anh tranh không được. Anh giải nghệ, vì Vi Thảo cần người khác hơn anh. Anh thỏa mãn, vì anh biết đủ. Anh may mắn, vì anh đủ nỗ lực và chuẩn bị. Vả lại, để có quán quân, ai chẳng cần một chút may mắn chứ? Nếu ai không tin, hỏi Trương Giai Lạc thì biết.
03.
Người thứ ba trong bài này, chính là Điền Sâm của Hoàng Phong. Giống như Triệu Dương, hắn là đại thần hàng thật giá thật, lại còn được gắn mác thế hệ hoàng kim lừng lẫy, và cũng không khó để nhận ra, Điền Sâm đang đi trên con đường mà điểm cuối chính là Triệu Dương.
Hoàng Phong ngay từ ngày đầu tiên đã là chiến đội đứng trên đỉnh cao của Liên minh, chung kết của mùa đầu tiên chính là trận quyết đấu giữa Hoàng Phong cùng Gia Thế. Lúc ấy, nhân vật Quét Đất Dâng Hương mà Điền Sâm đang cầm, nổi danh ngang hàng với Nhất Diệp Tri Thu cùng Đại Mạc Cô Yên. Thế nhưng bây giờ, Hoàng Phong chỉ có thể đứng ngoài nhìn cánh cửa vào vòng tứ kết với ánh mắt ao ước.
Điền Sâm có cam tâm không? Không.
Điền Sâm có nỗ lực không? Có.
Hoàng Phong có thay đổi được gì không? Câu trả lời vẫn là không.
Vinh quang duy nhất Hoàng Phong còn giữ là địa vị ngôi sao của Quét Đất Dâng Hương, nhưng Liên minh ngày một đi lên, thiên tài xuất hiện lớp lớp, mà Hoàng Phong ngày một đi xuống, vinh quang ấy đang tràn ngập nguy cơ khó mà giữ nổi. Thế nên, Điền Sâm điên cuồng.
Hắn bỏ cả luyện tập của chiến đội để tham gia cuộc chiến tranh đoạt Boss thế giới. Thậm chí khi thi đấu sắp bắt đầu, hắn vẫn cố tranh thủ chỉ để giết thêm một con Boss. Một vài con Boss không thay đổi được tình trạng Hoàng Phong hiện tại, nhưng không có Boss, tình trạng của Hoàng Phong càng bết bát hơn. Hắn, phải làm sao bây giờ?
Chiến đội nặng một ngàn, đội trưởng gánh tám trăm. Riêng cái tám trăm ấy đã cực khổ lắm rồi, mà Điền Sâm, nào chỉ có tám trăm. Vinh quang của chiến đội, lịch sử của chiến đội, thần vị của Quét Đất Dâng Hương đều nằm trên vai hắn, vì nó hắn cam chịu đọa lạc, thế nhưng Điền Sâm càng nỗ lực, lại càng thấy Hoàng Phong đi xuống, thậm chí có nguy cơ tất cả những điều đó sẽ mất trên tay hắn, trong thời đại của hắn. Những nghẹn khuất, những cay đắng, những sợ hãi ấy, nào ai thấu?
Không ai biết được rồi Hoàng Phong sẽ đi về đâu, chỉ biết rằng cái hi vọng mong manh mà Điền Sâm trông ngóng ấy ngày càng xa khỏi tầm tay, còn hắn vẫn cố gắng, vẫn nỗ lực trả giá tất thảy cho một tương lai vô định. Xin chúc cho Điền Sâm và Hoàng Phong, ước nguyện như ý.
04.
Người cuối cùng trong bài này là một người không hề xuất hiện trong chính văn Toàn Chức Cao Thủ, đúng ra là có được nhắc đến nhưng trong trạng thái vô danh không có tên, chỉ chính thức có mặt trong tiền truyện Đỉnh Vinh Quang. Người đàn ông này, là Phương Thế Kính.
Vậy, Phương Thế Kính được giới thiệu ra sao?
“Phương Thế Kính, tuyển thủ tự do của Lam Vũ. Tuyển thủ tự do nghĩa là nghề nào cũng chơi, và thường thì không thể định hướng trước khi trận đấu diễn ra. Mỗi một trận, họ sẽ sử dụng những nghề khác nhau, đấu pháp khác nhau nên chẳng cách nào chuẩn bị từ sớm.
Hơn phân nửa chiến đội trong Liên minh đều có một tuyển thủ tự do. Nghe thì cảm thấy cool ngầu đấy, nhưng qua gần hai mùa giải, người ta mới dần nhận ra cái sự cool ngầu ấy không quá thích hợp cho việc đánh chuyên. Lối xếp đặt đội hình có sự góp mặt của tuyển thủ tự do là rất thú vị, nhưng thực tế không hiệu quả. Như mùa giải này chẳng hạn, từ đầu vòng bảng đến nay đã có bốn tuyển thủ tự do quyết định chơi hẳn một nghề, còn lại cũng tự thu hẹp phạm vi chọn nghề của mình.
Phương Thế Kính có lối đi thực dụng hơn rất nhiều. Anh ngồi vào slot "dự bị vàng" của Lam Vũ. Vì mọi nghề đều biết chơi, nên khi đội hình chủ lực có ai xuống phong độ hay cần linh hoạt chiến thuật, Phương Thế Kính sẽ khoác giáp ra trận.”
- Trích Tiền truyện Đỉnh Vinh Quang: Chương 13 -
Đặng Phục Thăng ít nhất còn có quán quân, còn từng là minh tinh trong Ngôi Sao Tụ Hội, còn Phương Thế Kính có gì? Anh chẳng có gì, đến cái tên còn không được nhắc trong chính văn, làm sao có thể gọi là đại thần. Đúng, có thể trình độ của Phương Thế Kính không phải đại thần, nhưng có những điều, mà anh thậm chí thần hơn đại thần. Và đó là những điều tôi sẽ chia sẻ sau đây.
Thứ nhất.
Phương Thế Kính là một tuyển thủ tự do toàn năng, có nghiên cứu sâu về các nghề, và anh chính là người lập chương trình huấn luyện riêng cho Hoàng Thiếu Thiên ở trại huấn luyện Lam Vũ. Có thể lập giáo án luyện tập cho Kiếm Thánh tương lai, đủ biết trình độ về nghề kiếm khách của Phương Thế Kính tốt thế nào, mà anh còn chơi đều các nghề, có nghĩa trình độ các các nghề của anh đều không kém, chỉ là chưa đủ tốt như tuyển thủ chuyên một nghề. Nếu như hồi đó anh có một Ô Thiên Cơ, liệu có phải anh cũng sẽ được gọi là “toàn chức cao thủ”?
Thứ hai.
Ngụy Sâm rời chiến đội không lời tạm biệt, Phương Thế Kính chuyển từ ghế dự bị lên chức đội trưởng, điều khiển tài khoản Sách Khắc Tát Nhĩ. Có thể lúc ấy Lam Vũ không tìm ra ai chơi nghề thuật sĩ khả dĩ nên mới phải để Phương Thế Kính vá tạm, nhưng việc Phương Thế Kính ngồi vào vị trí đó mà trên dưới Lam Vũ không có sự phản đối nào cũng đã đủ nói lên rất nhiều điều. Chưa kể ai cũng hiểu thực lực Lam Vũ sau khi Ngụy Sâm rời đi là ra sao, Phương Thế Kính cũng biết, nhưng anh vẫn chấp nhận gánh vác, và khi thời điểm thích hợp đến, anh trao lại Lam Vũ cho những chàng trai trẻ tốt hơn anh, có thể mang đến tương lai tươi sáng hơn, cho dù mình có trở thành đội trưởng mờ nhạt nhất lịch sử chiến đội đi chăng nữa. Khí phách đó, quyết đoán đó, bản lĩnh đó, không phải ai cũng làm được.
Trước anh, có một Lâm Kiệt. Nhưng Lâm Kiệt lúc ấy có một Phương Sĩ Khiêm.
Còn Phương Thế Kính, anh chỉ có hai thằng nhóc, một trong số đó là tay tàn.
Thứ ba.
Phương Thế Kính có thể coi như sư phụ của Hoàng Thiếu Thiên cùng Dụ Văn Châu, bởi họ là do một tay anh dẫn dắt, đồng thời còn là người phát hiện ra Phương Duệ. Cho thấy đầu óc, mắt nhìn người, quy hoạch phát triển chiến đội của anh không thua kém một đại thần nào. Thậm chí khi mà người ta còn đang cãi nhau xem Diệp Tu hay Vương Kiệt Hi ai có mắt nhìn người hơn vì một thiếu niên nào đó chơi quỷ kiếm sĩ, thì Phương Thế Kính đã dạy ra một trong Ngũ Thánh, đính kèm hai đại thần đứng đầu, bỏ xa phần còn lại mấy con phố.
Thế nên.
Phương Thế Kính không thần, đó là sự thật.
Phương Thế Kính thần, cũng là sự thật.
P/: Đáng nhẽ trong này còn có cả Lâm Kính Ngôn nhưng do Lâm Kính Ngôn đã có riêng một bài rồi nên thôi, bỏ qua.