Thông tin Craft of Writing - Nghệ thuật viết

Tán Ô Nhỏ

Lure like như hack
Thần Lĩnh
Bình luận
473
Số lượt thích
2,954
Team
Khác
Fan não tàn của
Tô Mộc Thu
#21
Trở lại mục lục

CHƯƠNG 14:



NHỊP ĐỘ VÀ GIAI ĐIỆU


Nhịp độ và giai điệu là những vấn đề mà nếu bạn vấp phải thì nó sẽ ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của câu chuyện bạn đang viết. Tình tiết truyện, tính cách nhân vật, chủ đề v.v… tất cả mọi thứ sẽ đều bất ổn nếu nhịp độ/giai điệu có vấn đề.


Do tôi thực sự không biết diễn tả những khái niệm này bằng từ nào là phù hợp nhất, “nhịp độ” và “giai điệu” là cách gọi do tôi tự đặt theo những giải thích sau:


Nhịp độ liên quan tới dòng chảy của câu chuyện, nói cách khác, tình tiết truyện. Liệu độ dài của truyện cũng như khoảng thời gian diễn tả trong fic có đủ để diễn tả điều bạn muốn nói không? Liệu có đủ đề người đọc quan tâm tới kết thúc mà bạn muốn không? Liệu tại đỉnh điểm bạn có hạ nhiệt hợp lý không, hay lên quá cao rồi lại kết thúc khiến người ta hụt hẫng? Liệu câu chuyện có càng ngày càng căng lên tới đỉnh không hay chỉ đều đều trong suốt cả độ dài của nó? Liệu mỗi cảnh nhỏ trong truyện có gượng gạo, không hợp được với toàn bộ câu chuyện lớn không? Nếu câu chuyện quá nhanh thì người đọc sẽ có thể cảm thấy như là đang đi trên thuyền trên một mặt nước sông chảy siết và điều thú vị nằm dưới mặt sông ấy có vẻ như kém quan trọng đi so với việc đi từ đây tới kia. Thế nhưng cảm giác đó rõ ràng không phải là cảm giác mà bạn muốn người đọc cảm thấy. Bạn muốn họ sẽ “muốn biết” về những bí mật mà bạn đang từ từ hé mở, “muốn theo dõi” những diễn biến mà bạn đang thể hiện. Nếu câu chuyện quá chậm thì ngược lại, người đọc sẽ cảm thấy như họ đang bộ trong một đường dài cả trăm km mà khi nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm người ta sẽ thở phào. Thế nhưng có lẽ không ai lại muốn người đọc của mình cảm thấy nhẹ nhõm bởi vì cuối cùng câu chuyện của mình cuối cùng cũng đã kết thúc.


Nhịp độ cũng thường bị vi phạm trong những fic có nhiều nhân vật và các nhân vật này lại được miêu tả trong những tình tiết riêng biệt nhau. Người viết đôi khi không chú ý tới nhịp độ về mặt thời gian giữa câu chuyện của từng nhân vật, hoặc từng cặp nhân vật. Một câu chuyện liền mạch và hợp lý thì thời gian giữa những câu chuyện phải song song nhau, hoặc thời gian của câu chuyện này nối tiếp thời gian của câu chuyện kia. Một nhóm gồm Hisoka, Illumi, Killua, Kurapika, Leorio và Kuroro bị tách nhau ra. Tại một chapter, Illumi và Hisoka đang bị tấn công. Trong các chapter sau đó, vô khối chuyện xảy ra, và quãng thời gian vài ngày đã trôi qua với những người còn lại. Tới một chapter sau đó chúng ta mới được thấy kết quả của trận đánh của Illumi và Hisoka. Như vậy là nhịp độ của fic đã có vấn đề. Những khoảng trống về mặt thời gian sẽ có thể khiến nhịp độ bị ngắt quãng.


Nhịp độ cũng có thể có vấn đề trong cách bạn sắp xếp những chapter của fic. Đôi khi bạn gặp những fic chỉ có một vài chương nhưng đáng lẽ ra nó phải được giải quyết trong cả chục chương. Đối với fanfic, tốt nhất là chỉ nên giữ một hoặc hai sự kiện chính trong một chương. Có thể đọc toàn bộ từ đầu tới cuối một câu chuyện có điểm thú vị của nó, nhưng ngay cả lúc đó việc cắt chương đúng chỗ sẽ cho phép bạn tập trung giải thích và miêu tả kỹ về một sự kiện cũng như những ảnh hưởng lên nhân vật. Có thể người đọc sẽ giở tiếp ngay sang trang sau để đọc chương mới, nhưng cắt chương đúng chỗ sẽ như một đoạn nghỉ ngơi ngắn và tránh người ta mệt mỏi, hoặc có cảm giác ‘bội thực’ với chuyện. Tuy nhiên cắt chương quá nhỏ cũng không ổn. Một sự kiện được chia làm hai ba chương, mỗi chương là cách nhìn của một người. Chia chương như thế này khiến người đọc mất đi cảm giác muốn theo dõi chuyện vì chẳng có gì mới cả. Nếu các sự kiện của chương quá nhỏ nhặt cũng khiến người đọc sớm mất đi hứng thú.


Giai điệu liên quan tới những cảm nhận mà câu chuyện chuyển tải. Liệu fic nhẹ và vui vẻ như một tia nắng sớm hay mạnh và dữ dội như một cơn bão? Liệu fic có mạnh mà nóng bỏng như gió trên sa mạc hay nhẹ nhàng mà buốt giá như gió một ngày đông? Liệu những gì mà bạn muốn người đọc cảm nhận có chuyển đạt được đầy đủ và chính xác như bạn muốn không? Bi kịch mà bạn muốn thể hiện người đọc có cảm thấy như là một bi kịch không hay chỉ cảm thấy một mớ nhân vật thảm hại trong một tình huống thảm hại? Và truyện cười bạn cho là rất khôi hài dưới mắt người đọc có phải là nhạt nhẽo?


Những đoạn miêu tả thường là một cái bẫy rất tốt để fic trở nên lạc điệu. Một câu chuyện chỉ bao gồm những sự kiện, những hành động là một câu chuyện khô khan tới mức người ta phải để một cốc nước bên cạnh khi đọc. Một câu chuyện cần phải có hình ảnh, tình cảm, nhưng ở một mức độ cần thiết. Hình ảnh tốt sẽ lưu lại ấn tượng dài lâu trong người đọc, nhưng nhiều khi người viết quá lạm dụng hình ảnh. Dù bạn miêu tả như thế nào, dù cảnh đó có hay như thế nào, dù tình cảm có cảm động thế nào thì cũng không cần đến độ dài tính theo trang giấy dể miêu tả nó. Chỉ một vài đoạn nếu viết khéo cũng có thể khiến người đọc thích thú, và quá nhiều gây ra cảm giác mệt mỏi và chán ngấy khi đọc.


Hãy cẩn thận khi viết songfic để tạo giai điệu cho fic. Nếu bạn viết songfic thì đừng quên post kèm link download bài hát khi post fic. Khi viết một songfic, người viết thường tự cho rằng người đọc biết bài hát đó, có thể nhớ được nhạc của bài hát đó từ lời và có cùng chung cảm nhận với mình về bài hát đó. Tuy nhiên trong thực tế khi nghe một bài hát thì mỗi người thường có những cảm nhận rất khác nhau. Một bài hát cũng thường chỉ thịnh hành trong một khoảng thời gian nhất định, và có nhiều khả năng là độc giả sẽ chưa từng nghe bài hát trong songfic bao giờ.


(songfic: fic có chèn bài hát, và cả lời bài hát vào)


Sửa chữa


Nhịp độ và giai điệu được nhắc cùng với nhau bởi thường một đã có vấn đề thì cái còn lại cũng có vấn đề nốt, và đôi khi rất khó để phân biệt chúng. Để phát hiện ra những vấn đề với hai điều này không phải là chuyện dễ nếu bạn vừa viết fic xong và đọc ngay lại tác phẩm của mình. Thường thì bạn chỉ có thể nhận ra khi bạn rời fic của mình một thời gian và sau đó đọc lại. Vì vậy bạn nên cần đến một beta reader kinh nghiệm để giúp bạn phát hiện những lỗi này. Một beta reader thiếu kinh nghiệm thường khó phát hiện ra những lỗi về nhịp độ và giai điệu.

(Beta reader: Một hay nhiều người sẽ chỉ ra cho bạn những chỗ chưa được, sai về logic, góp ý,…)


Người ta hầu như không thể sửa chữa các lỗi về nhịp độ và giai điệu chỉ bằng cách sửa qua loa đây một tí, kia một tí. Chúng là những lỗi bắt rễ vào sâu trong tác phẩm và thường đòi hỏi bạn phải viết lại ít nhất là một lần để sửa chữa chúng. Nếu nhịp độ quá nhanh thì bản đầu tiên có thể coi là một bản rút ngắn. Nếu quá chậm thì cắt bỏ chữ và câu, hoặc thậm chí cả một số cảnh có thể là đủ. Nhưng thường lỗi này rất khó sửa và thường đòi hỏi bạn phải mất nhiều thời gian viết lại.


Nhịp độ và giai điệu lại được xây dựng chủ yếu dựa vào cảm tính. Ta hầu như không thể đưa ra được quy luật nào cho việc xây dựng chúng ngoài việc chúng phụ thuộc vào kỹ năng cũng như cảm nhận của bạn. Điều tốt đẹp là khi kỹ năng của bạn tăng dần theo thời gian thì các lỗi này cũng giảm bớt dần đi. Khi viết nhiều hoặc đọc nhiều, mỗi khi bạn viết một cảnh, cảm giác rằng cảnh đó ổn, hay có gì hơi bất ổn sẽ đến với bạn một cách tự nhiên hơn.


Một số lời khuyên:


+ Nếu một sự kiện đi quá xa, khiến độc giả mất tập trung vào những sự kiện chính, những nhân vật chính thì không nên cứ để nó như vậy. Hãy thay đổi nó, hoặc rút ngắn nó, hoặc để nó đựơc thể hiện dưới cặp mắt của nhân vật chính, và để nhân vật chính nghĩ xem nó sẽ ảnh hưởng như thế nào với mình.


+ Một nhân vật phụ cần ở đúng vị trí của mình. Việc bạn tạo cho nhân vật phụ tính cách, background là rất tốt, nhưng chúng chỉ nên được nói qua. Nếu bạn dành nhiều phần truyện để miêu tả về quá khứ, về tình cảm của nhân vật phụ thì nhiều khả năng là nhân vật phụ này đã lấn đất của nhân vật chính, và sẽ phần nào trở thành nhân vật chính trong khi nhân vật chính sẽ bị lu mờ.


+ Đọc lại những đoạn miêu tả của mình. Lời văn nào không đóng vai trò nhiều lắm hoặc không đủ hấp dẫn, lời văn nào trùng hợp một phần hoặc toàn bộ, hoặc mâu thuẫn với những gì bạn nói trước đó thì đừng ngần ngại mà bôi đen chúng và ấn delete.


Câu

Luật chung nhất, nếu viết hành động, hãy dùng câu ngắn. Câu dài không đem đến cảm giác vội vã, căng thẳng mà đem lại cảm giác rối tung cho vị độc giả tội nghiệp đang cố hiểu cái chuyện quái quỷ gì đang diễn ra.


Nếu đi sâu vào khía cạnh tâm lý hoặc ý nghĩ, câu dài thường được ưa chuộng hơn. Một phần lý do của điều này là câu dài đòi hỏi người đọc phải nghĩ nhiều hơn. Một phần khác là nó có thể kéo dài cảm xúc, tạo mạch chậm rất hiệu quả.


Câu vừa, có thể nói là mang cả hai sắc thái, vừa liên tiếp, vừa biểu cảm.


Lý tưởng nhất là sử dụng câu đa dạng. Chỉ câu đơn hoặc câu dài sẽ gây buồn chán và nhàm.

Dạng câu ngắt, đặc biệt là câu không chủ ngữ có thể dùng để nhấn mạnh hoặc tạo hiệu ứng đặc biệt.


'Trong đêm Giáng sinh, khi mà hạnh phúc toả ra trên những ngọn nến soi sáng khuôn mặt của những đứa trẻ khác, khi mà sự trong sạch hiện lên ở lời cầu nguyện và bức tượng Chúa trên cây thập tự, chỉ một mình Gilbert tìm đến quan hệ thể xác, tìm đến sự đau đớn để lấp đi nỗi tuyệt vọng khủng khiếp trong mình. Hoàn toàn cô độc. Chúa trời cũng đã bỏ rơi cậu bé ấy rồi.'


Dạng câu ngắn dùng để tạo cảm xúc rất tốt, nhưng không nên lạm dụng. Nếu phải viết:


'Aria ôm chầm lấy anh. Nồng thắm. Mãnh liệt.'


Thì câu sau sẽ mang lại hiệu ứng cũng không kém hơn gì.


'Aria ôm chầm lấy anh nồng thắm và mãnh liệt.'


Câu đặc biệt cũng không nên bị lạm dụng quá nhiều. Sử dụng một hai chỗ cho một trang truyện có thể gây nên thú vị và tạo cảm xúc. Nhưng cứ một hai dòng lại gặp một câu đặc biệt sẽ tạo cảm giác bực mình.


Không phải lúc nào chủ ngữ cũng là chủ thể con người. Sử dụng các bộ phận của con người làm chủ ngữ có thể gây ra hiệu ứng nhấn mạnh cảm xúc, đặc biệt trong những cảnh thân mật.


'Bàn tay mạnh mẽ ấy đưa lên vuốt nhẹ cánh tay cô. Những ngón tay dài dịu dàng lướt trên làn da mềm mại. Môi tìm môi. Mắt đối mắt bị cuốn hút vào cơn bão của sự đam mê.'


Tuy nhiên, loại câu này cũng không nên bị lạm dụng. Thỉnh thoảng thêm một câu hoặc một đoạn ngắn ở đâu đó có thể khiến người ta cảm thấy thú vị và tăng cảm xúc. Nhưng nếu cả một trang được miêu tả theo dạng này, sẽ khiến người đọc phải tự hỏi: 'Chuyện quái gì đang diễn ra vậy? Ai là ai, và tại sao lại lắm chân cẳng thế này?'


Khi bạn viết xong một đoạn văn hãy thử đọc lại nó. Các dạng câu, độ dài các câu trong đoạn văn đó có khác biệt không hay từa tựa như nhau? Thay đổi phong cách một vài câu văn cho khác biệt đi với số còn lại có thể sẽ khiến đoạn văn trở nên sống động. Sự đa dạng là yếu tố sống còn. Cho dù là bạn sử dụng loại câu nào, nếu trong một đoạn văn chỉ có một loại câu thì đoạn văn ấy rất dễ trở thành nhàm chán.


Một số điều cần chú ý khi sử dụng các dấu câu:


Dấu ba chấm ( … ) thể hiện sự đứt quãng trong lời nói. Chúng không nên quá bị lạm dụng. Dù dấu ba chấm dù được dùng trong lời nói của một người đang rất mệt mỏi hoặc một người rất yếu, hoặc một người đang thở hồng hộc, thì chúng cũng không nên xuất hiện quá nhiều, cứ một hai chữ lại ngắt kiểu: “Cậu… không… thể… cho tôi… điều ước… cuối… cùng… này sao?…” Dù mệt mỏi đến thế nào, dù yếu đến thế nào thì nếu người ta đã nói được, người ta sẽ không nói ngắt quãng tới mức đó. Tương tự cho thở hồng hộc. Hãy thử đọc to câu trên, bạn sẽ thấy nó vô lý như thế nào.


Điều này tôi không biết có giống trong tiếng Việt không hay chỉ là quy luật của tiếng Anh. Dù sao nếu bạn viết fic bằng tiếng Anh bạn cũng nên cẩn thận. 3 dấu chấm thể hiện chúng đang ở giữa câu. Khi kết thúc một câu kiểu này, người ta dùng 4 dấu chấm.

Đối với những câu ngắt quãng đột ngột, người ta không dùng dấu ba chấm, bởi dấu ba chấm thể hiện một cái gì đó chậm rãi trong lời nói. Trong trường hợp này, ‘—’ sẽ đựơc dùng.

Dấu chấm có thể dùng ngắt một câu ngắn để thể hiện sự nhấn mạnh trong ý nghĩ hoặc lời nói: Kuroro. Phải. Chết. Tuy nhiên đừng dùng cách này trong những câu dài. Sử. Dụng. Cách. Này. Cho. Những. Câu. Dài. Tạo. Cảm. Giác. Rất. Buồn. Cười.
 

Tán Ô Nhỏ

Lure like như hack
Thần Lĩnh
Bình luận
473
Số lượt thích
2,954
Team
Khác
Fan não tàn của
Tô Mộc Thu
#22
Trở lại mục lục

CHƯƠNG 15:



XỬ LÝ THÔNG TIN


Đôi lúc có những thông tin cần phải đưa đến cho người đọc. Và đôi lúc bạn sẽ thấy những nhân vật xuất hiện chỉ để nhằm thông báo các thông tin đó đến cho người đọc hoặc các nhân vật chính. Đôi lúc bạn sẽ thấy những đoại hội thoại, hoặc đoạn văn dài chỉ nhằm đưa đến hoặc diễn giải một thông tin nào đó. Nhất là ở những đoạn mở đầu khi mà toàn bộ lịch sử, đặc điểm của vùng đất bối cảnh được dàn ra vài ba trang như một bài học lịch sử. Việc tống một đống thông tin vào người đọc như thế này cần được tránh một cách hết sức có thể. Đúng là có một số thông tin cần phải đưa thẳng đến người đọc, nhưng một câu chuyện hay thường là một câu chuyện mà những thông tin được khéo léo cài vào truyện và người đọc bị hút vào nó và hoàn toàn không biết rằng mình đã được cho biết thông tin đó. Để người đọc cảm thấy mình đã phát hiện ra một chút gì đó rải rác suốt mạch truyện thì hay hơn là đập vào mặt người đọc một núi thông tin ngay lập tức.


Xử lý thông tin cần phải được kết hợp chặt chẽ với quy luật vàng: ‘Hãy chỉ cho độc giả thấy, đừng kể’. Đừng nói với người đọc chuyện gì đang xảy ra, hoặc nhân vật đang nghĩ gì, mà hãy chỉ cho họ thấy.


Đừng viết:


‘Hiei cảm thấy vô cùng căng thẳng và tức giận.’


mà hãy viết


‘Bàn tay Hiei trên chuôi kiếm run lên bần bật. Nếu không cố kìm chế mình thì hẳn cậu đã xông tới giết hắn rồi. Yêu khí cậu tăng vọt đến mức làm mọi người trong phòng đều toát mồ hôi vì nóng, nhưng Hiei thậm chí còn không nhận ra được điều này.’


Cố gắng tránh những đoạn văn kể lại như “Khi cô không ở đây thì có chuyện này đã xảy ra blah blah....” Đừng kể lại


‘Buổi sáng đã có một chuyện khủng khiếp xảy ra ở lớp cô dạy. Chuyện đó làm cô rất hoảng loạn và giờ chỉ muốn chạy ngay về nhà và nép mình vào lòng chồng.’


Dù chỉ một đoạn văn nửa trang miêu tả những gì đã xảy ra ở lớp và nhân vật chính đã cảm thấy hoảng loạn thế nào thì cũng sẽ làm truyện hấp dẫn hơn nhiều.


Bạn có thể nói: "Tôi đã từng thấy nhiều người đưa thông tin tới cho độc giả thành khối đôi khi tới vài ba trang, vậy mà chuyện vẫn hay đấy chứ?"


Đúng vậy. Bạn đã đọc 'Những người khốn khổ' chưa? Chỉ về một nhân vật phụ xuất hiện rất ít trong truyện là đức giám mục, Victor Huygo đã viết thành riêng một quyển với gần 10 chương. Chỉ viết về một nhà tu nữ hay một trận đánh, ông cũng dành hẳn một chương cho nó. Nếu bạn chịu khó đọc kỹ những chương tưởng chừng như chán ngắt này, bạn sẽ thấy ông đã giải quyết vấn đề thông tin theo khối một cách rất khéo léo. Những thông tin của ông không phải chỉ là một mớ thông tin được nhét vào một chỗ mà đều được thể hiện dưới dạng những câu chuyện nhỏ. Những câu chuyện nhỏ đó đôi lúc có tình tiết, đôi lúc chỉ là những cảnh nhỏ ghép lại với nhau, nhưng nhờ vậy mà thông tin được đưa tới người đọc một cách tự nhiên và không khô khan, cứng nhắc. Và trong cả bố cục một bộ tiểu thuyết đồ sộ, những câu chuyện nhỏ đó cho người ta thấy toàn diện bộ mặt của xã hội Pháp lúc bấy giờ.


Tuy nhiên chẳng có gì hoàn thiện. Để viết được như Victor Huygo là điều vô cùng khó.

Thông tin được đưa thành một khối và quá thừa thãi nhanh chóng tạo sự buồn chán, nhưng thiếu vắng thông tin sẽ tạo ra lỗ hổng cho câu chuyện. Khi viết một câu chuyện thì bối cảnh của câu chuyện hoặc những đặc điểm của câu chuyện đã nằm sẵn trong đầu người viết, nhưng trong đầu người đọc thì không. Nếu thiếu thông tin thì người đọc không thể hình dung được truyện. Vì vậy cách an toàn nhất là hãy xác định thông tin nào thực sự cần thiết và thú vị. Thông tin được đưa vào truyện cần phải là những thông tin thực sự cần thiết với truyện. Một đoạn miêu tả về ngọn núi dài cả khổ chỉ cần thiết khi tình tiết truyện sẽ xảy ra ở ngọn núi đó. Một đoạn nói về lịch sử của quả núi chỉ cần thiết khi mà lịch sử đó sẽ ảnh hưởng tới tình tiết truyện hoặc phát triển tính cách nhân vật.


Một điều quan trọng nữa trong việc đưa ra thông tin là tính đồng nhất của câu chuyện.


Cố gắng tránh hết mức có thể những lỗ hổng trong truyện. Nếu mắt một người xanh thì cần phải xanh đến phút cuối cùng. Nếu một người đang ngồi nói chuyện thì không thể một lúc sau lại thấy người ấy chân tê đi vì đứng quá lâu.


Có lần sau khi đọc lại một fic mình viết tôi thấy tôi đã viết thế này ‘Con chim nhỏ đậu xuống cành cây gần cửa sổ nhất và tò mò nhìn vào trong’


Một lúc sau lại đọc được ‘Con chim nhỏ giật mình ngã khỏi cửa sổ’


Cũng có lần tôi đọc được ở một fic câu “Lucius nắm lấy cả hai cổ tay Ron và giữ chặt.” (Don’t ask )


Một lúc sau, hay đúng hơn là hai câu sau lại thấy “Ron hết sức dùng tay đẩy hắn ra.”


Và suy nghĩ của tôi lúc đó là “Ủa, Ron có mấy tay vậy?”


Rốt cục thì những lỗi như thế có thể khiến người đọc bị hẫng và không hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra.


Những lỗi về sai lệch thông thường rất nhỏ và không dễ nhận thấy. Tốt nhất là bạn tìm lấy cho mình một Beta Reader tốt để có thể giúp bạn phát hiện ra những lỗi này.

(Beta reader: Một hay nhiều người sẽ chỉ ra cho bạn những chỗ chưa được, sai về logic, góp ý,… trước khi bạn đăng fic lên một forum hay trang web nào đó)
 

Tán Ô Nhỏ

Lure like như hack
Thần Lĩnh
Bình luận
473
Số lượt thích
2,954
Team
Khác
Fan não tàn của
Tô Mộc Thu
#23
Trở lại mục lục

CHƯƠNG 16:



TRÌNH BÀY FIC


Bạn phân biệt thế nào giữa trình bày fic và trang trí fic?


Xin nói trước, quan điểm của tôi có thể khác với quan điểm của bạn, tôi sẽ luôn chọn cách đầu tiên chứ không bao giờ là cách thứ hai. Bởi theo quan điểm của tôi, khi viết fic, chúng ta đang vẽ lên một bức tranh bằng ngôn từ, chứ không phải là một bức tranh bằng những màu sắc và ký hiệu theo nghĩa đen.


Để trình bày fic bạn cần làm gì?


Thật đơn giản, bạn chỉ tuân theo một số nguyên tắc:


+ Kiểm tra hết lỗi chính tả.


+ Tuân thủ nghiêm ngặt luật “Viết hoa” những nơi cần viết hoa.


+ Giữa mỗi đoạn văn, hãy cách ra một dòng.


+ Không bao giờ để hai lời nói hoặc hai suy nghĩ của hai nhân vật ở vào cùng một đoạn văn. Hãy tách chúng ra.


+ Tách các phần của câu chuyện bằng 3-4 dòng trống, hoặc dùng “ ***”.


+ Nếu bạn cần nhấn mạnh một từ nào đó, hãy chỉ đặt nó vào giữa 2 dấu ‘*’ hoặc cùng lắm là viết hoa nó. Và hãy nhớ rằng đừng bao giờ lạm dụng nhấn mạnh.


+ Nếu bạn cần dùng ý nghĩ, hãy chỉ dùng in nghiêng.


+ Nếu bạn cần thể hiện ý nghĩ (POV) của ai đó cho cả đoạn? Hãy viết <Tên nhân vật> ở trước đoạn đó. Và chỉ thế là đủ. Còn nếu bạn không muốn dùng tên như trên? Hãy chỉ dùng những công cụ in nghiêng, in đậm và bình thường.


+ Để thể hiện mạch chảy của thời gian, hãy dùng các dấu chấm:


..
.


Còn trang trí fic?


Bạn sẽ dễ dàng nhận ra những fic được trang trí. Những dấu hiệu dễ nhận ra nhất là:


+ Quá lạm dụng nhấn mạnh: *Nhấn mạnh* như ~thế này~ làm người đọc #khó chịu# rất nhanh.


+ Sử dụng chữ HOA quá nhiều. HÉT LÊN NHƯ THẾ NÀY CHỈ GÂY RA NHỮNG CON MẮT NHỨC NHỐI.


+ Sử dụng các loại ký hiệu đa dạng hoặc lạ lùng cho nhấn mạnh. ~Thở dài~; Tôi #yêu# em.


+ Sử dụng đủ loại ký hiệu đa dạng hoặc lạ lùng để thể hiện ý nghĩ. //Tại sao lại như vậy// Câu hỏi đó cứ mãi vọng trong đầu Hiei.


+ Sử dụng nhiều màu sắc khi thể hiện ý nghĩ (POV) của các nhân vật cho cả đoạn. Nhất là sử dụng những màu mà chỉ nghĩ lại lúc Kal nhìn thấy đoạn fic Kal lại thấy rùng hết cả mình: Đỏ, vàng. OH MY GOD! ^^


Bạn có thể nói: “Cách trình bày như trên mới khiến fic đẹp.”


Đẹp? Quả là đẹp thật. Nhưng là một fanfic writer tự tin vào chính mình, bạn có cần đến những thủ thuật đó để đem lại cho fic của mình sức quyến rũ hay không? Những màu sắc và những ký hiệu đầy sáng tạo kia thực sự khiến fic của bạn rất bắt mắt. Nhưng trời ạ, đi kèm với sự bắt mắt đó cũng là sự nhức mắt luôn.


Giống như hai bức tranh khi để gần nhau thì mỗi bức sẽ hút mất một phần sự chú ý của bức kia, bức tranh được tạo nên do sự trang trí của bạn thu hút mất một phần chú ý đáng lẽ ra đã được dành toàn bộ cho bức tranh bằng ngôn từ của bạn. Tôi không nghĩ khi đọc người đọc sẽ tự ý thức được điều đó, nhưng đứng trước nhiều màu sắc, và các ký hiệu đặc biệt, con người đều sẽ có những cảm nhận, dù rõ rệt hay chỉ thoáng qua về các màu sắc và ký hiệu đó. Mỗi một cảm nhận đó sẽ che mất một phần fic của bạn.


Cũng có thể chỉ dùng in đậm, in nghiêng và để nguyên là không đủ để diễn đạt suy nghĩ của nhiều hơn 3 nhân vật. Nhưng trong tình huống đó, làm ơn hãy chỉ sử dụng <Tên nhân vật>. Nếu fic của bạn thể hiện suy nghĩ của nhiều hơn 3 nhân vật, mà bạn hoàn toàn dựa vào màu sắc để phân định các nhân vật thì… man… fic của bạn có khác gì một đống màu lòe loẹt?


Tin hay không tin là tuỳ bạn, nhưng chỉ với các công cụ ít ỏi của phần trình bày fic như trên, nếu bạn khéo léo và biết kết hợp giữa trình bày và nội dung, bạn vẫn có thể có được những fic với bố cục rất đẹp mà không cần phải trang trí cho nó.


Mỗi người có thể có nhiều cách nghĩ khác nhau, và trên đây chỉ là suy nghĩ của tôi qua nhiều năm đọc và viết fic. Any way, if you don’t share my idea, feel free to write an article about yours. It will be my honor to put your article here so that we can see the many aspect of this problem.


(Với tư cách người post, đọc đến phần trang trí tôi thấy nhột kinh khủng luôn :cười: Tất nhiên như chị ấy nói thì mỗi người có một cách nghĩ riêng, và đương nhiên thì fic tôi cũng không đến mức quá lòe loẹt nhưng nhột thì vẫn là nhột haha Mong rằng sau này sẽ không cần đến những cách quá màu mè để tô điểm cho fic mình nữa.)
 

Tán Ô Nhỏ

Lure like như hack
Thần Lĩnh
Bình luận
473
Số lượt thích
2,954
Team
Khác
Fan não tàn của
Tô Mộc Thu
#24
Trở lại mục lục

CHƯƠNG 17:



WRITER BLOCK VÀ CẢM HỨNG

“Ý tưởng giống như thỏ. Bạn có được một hai con, học cách chăm sóc chúng, và rất nhanh chóng bạn sẽ có được cả một đàn.” - John Steinbeck. Thế nhưng cái ý tưởng ban đầu ấy không dễ đến.


Writer Block là một điều khủng khiếp. Bạn đang viết trôi chảy một câu chuyện, rồi đến một thời điểm nào đó bạn không thể nghĩ ra được tình tiết tiếp theo. Hoặc dù bạn đã biết chắc trong cảnh này sẽ có những chuyện gì xảy ra nhưng mỗi khi bạn cầm bút lên bạn chỉ viết được vài dòng rồi không sao thể hiện tiếp được suy nghĩ của mình. Bạn ngồi hàng giờ trước màn hình vi tính, nhưng tay bạn không chịu gõ bất cứ một câu văn nào trên bàn phím. Tình trạng ấy cứ kéo dài hàng giờ, hàng tuần, thậm chí là hàng tháng. Một điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với một người viết, nhưng lại là một điều không thể tránh sẽ xảy ra.


Làm thế nào để thoát khỏi Writer Block? Làm thế nào để tìm được cảm hứng để viết? Làm thế nào để tìm được ý tưởng? Không có một công thức nào đúng hoàn toàn với tất cả mọi người. Dưới đây Kal sẽ nêu ra những kinh nghiệm của riêng Kal và những kinh nghiệm mà Kal đã thu thập được trên net.


- Bạn không cần thiết phải nhìn vào màn hình khi viết. Nếu bạn có thể đánh máy nhanh hãy thử bật Word lên, đặt con trỏ vào nơi mà bạn sẽ tiếp tục viết fic. Sau đó tắt màn hình đi và bắt đầu viết. Sai chính tả thì hãy mặc kệ. Sai nhiều cũng không sao. Nếu có một đoạn bạn nghĩ cần đến ở phía trên thì thay vì bật máy lên quay lên trên đánh hãy đánh thẳng vào đoạn bạn đang đánh dở. Đoạn nào viết xong cần thay đổi hãy viết thay đổi đó mà không xóa đoạn trước đi. Ưu điểm của cách viết này là câu chuyện diễn ra trong đầu bạn một cách tự do không bị những nỗ lực để chỉnh sửa và soát lỗi ngăn giữa chừng. Gần đây Kal phát hiện ra cách viết này trong điều kiện mắt không được phép nhìn vào màn hình ti vi, máy tính. Khi Kal có thể đọc lại được nhiều và xem lại fic, Kal thu được một kết quả ngoài dự tính và một rổ lỗi chính tả ^^ Phải mất nhiều công sức để giải quyết đống lỗi chính tả và để lại các đoạn đâu vào đấy, nhưng câu chuyện thì đã hình thành.



- Nếu bạn gặp phải Writer Block, hãy để câu chuyện đó lại. Bạn có thể viết một câu chuyện mới, cũng có thể nghỉ ngơi, một tháng, hai tháng, đừng bó buộc mình, sau đó hãy đọc lại fic và thử tìm cách viết tiếp.


- Nếu bạn cầm bút lên rồi cứ thế nhìn vào giấy không viết được chữ nào thì đừng vội bỏ cuộc. Hãy buộc mình phải viết cho dù những gì viết ra có gượng gạo đến thế nào. Sau khoảng một lúc khi mạch văn đã hình thành mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn, các ý tưởng sẽ đến với bạn trôi chảy hơn. Đừng lo về đoạn viết gượng ban đầu. Sau khi bạn đã hòan thành chương chẳng ai cấm bạn quay lại và sửa chữa nó cả.


- Hãy luôn mang một cuốn sổ nhỏ bên mình để ghi chép lại ý tưởng bất cứ khi nào chúng đến với bạn. Có thể những ý tưởng ấy dường như không đủ hấp dẫn, nhưng bạn sẽ chẳng biết bao giờ thì bạn cần đến chúng. Hãy tích cực quan sát những người xung quanh bạn, nhất là những hành động họ làm trong một thái độ cảm xúc nhất định. Trong cuốn sổ ghi lại ý tưởng bạn có thể để ra vài trang, mỗi trang phía trên đề một thái độ cảm xúc và dần dần ghi lại những hành động bạn quan sát được vào trang cảm xúc tương ứng. Hãy ghi lại nhanh những đoạn hội thoại nghe lỏm được mà bạn thấy là thú vị. Hãy ghi lại những đoạn miêu tả nhanh về một người có hình dáng nổi bật nào mà bạn thấy. Giấc mơ là một nguồn ý tưởng vô hạn. Thế nhưng thường hiếm khi bạn nhớ được giấc mơ sau một ngày. Hãy giữ một cuốn nhật ký giấc mơ và ghi lại những điểm thú vị trong giấc mơ của bạn. Tất cả những điều này là công việc biến cuộc sống xung quanh bạn thành lực sống của những câu chuyện mà bạn viết.


- Ngồi trong bóng tối hoàn toàn và hình dung về câu chuyện tại điểm mà bạn bắt đầu bị kẹt. Đừng nghĩ các lý do. Đừng nghĩ đến giải thích. Đừng nghĩ câu chuyện cần phải diễn biến tiếp theo như thế nào. Hãy tưởng tượng ra bối cảnh, tưởng tượng ra nhân vật trong bối cảnh, và hãy thử để nhân vật tự diễn.


- Viết trong nền nhạc. Hãy chọn một bản nhạc thật hợp với cảm xúc chủ đạo của đoạn bạn đang viết rồi vừa viết vừa nghe nhạc. Khi bạn tập trung, trí óc bạn sẽ tự động bỏ qua phần nhạc, nhưng nó cũng bị nhạc tác động một cách vô thức và ảnh hưởng lên tâm trạng bạn. Hoặc hãy chọn một bản nhạc mình rất thích và nghe nó trong khi viết để tạo cảm hứng.



- Hãy viết ở những nơi mà bạn yêu thích nhất, hoặc dễ viết nhất.


- Bỏ qua đoạn bạn bị kẹt và viết đoạn khác, có thể là bất cứ đoạn nào. Khi đoạn sau đã được viết ra, quay trở lại đoạn đầu sẽ dễ dàng hơn.


- Nếu bạn bị kẹt lại ở một đoạn nào đó và dù làm thế nào cũng không thể viết tiếp được thì hãy xem lại xem đoạn bạn vừa viết có gì không hợp lý khiến bạn không thể viết tiếp được không. Nếu có thì đừng ngại, hãy copy nó ra một chỗ nào khác và viết lại đoạn đó. Đừng xóa, cứ để đoạn nghe gượng lại, có thể sẽ có ý bạn cần dùng sau này.
 

Tán Ô Nhỏ

Lure like như hack
Thần Lĩnh
Bình luận
473
Số lượt thích
2,954
Team
Khác
Fan não tàn của
Tô Mộc Thu
#25
Trở lại mục lục

CHƯƠNG 18:



ALTERNATIVE UNIVERSITY – NHỮNG THẾ GIỚI KHÁC BIỆT


Những thế giới khác biệt (AU) là gì?


AU là một fan fiction về một tác phẩm nào đó, mà một phần trong tác phẩm nguyên bản đã bị sửa đổi. Sự sửa đổi có thể lớn hoặc nhỏ, tốt hoặc xấu. Một người đáng lẽ ra đã chết có thể vẫn sống, và một người lẽ ra vẫn sống thì lại đã chết. Bối cảnh của bộ nguyên bản có thể bị sửa đổi hoàn toàn mà thay vào đó là một bối cảnh khác chẳng liên quan gì tới bộ nguyên bản cả. Một câu chuyện AU là một câu chuyện dựa trên câu hỏi “Liệu điều gì sẽ xảy ra nếu…”


Tại sao ta lại viết AU?


Cũng giống như các thể loại fanfiction khác, AU được viết chỉ vì người viết muốn viết như vậy, và cảm thấy vui khi viết như vậy.


Điều thú vị đầu tiên AU đem lại là nó cho chúng ta cơ hội thổi một luồng gió trong lành và tươi mát vào câu chuyện nguyên bản đã trở nên quá quen thuộc. Con người nào đang nằm sau sự kiêu ngạo của Draco Malfoy (Harry Potter)? Chiều sâu nội tâm nào nằm sau sự vui vẻ của Ron (Harry Potter)? Mặt đen tối nào nằm sau sự thánh thiện của Yukina (YYH)? AU đem lại những cách nhìn hoàn toàn khác, và những điều mới mẻ để khám phá khi mà ta đã cày nát cái thế giới quen thuộc của tác phẩm nguyên bản rồi.


Ngoài ra, viết AU thú vị còn bởi vì chúng ta được nhìn thấy những nhân vật mình yêu thích trong những hoàn cảnh khác biệt, được theo dõi những hành động họ làm để đối đầu với những hoàn cảnh mới đó. AU còn là sự thú vị của việc đặt ra những câu hỏi nếu thì và con đường tự đi tìm câu trả lời cho chúng.


Sự hợp lý


Điều gì sẽ đem lại một câu chuyện AU hay? Điều quan trọng nhất chính là sự hợp lý. Một AU thành công không phụ thuộc vào việc bối cảnh truyện thay đổi như thế nào, mà phụ thuộc vào sự giữ đúng tính cách của nhân vật. Chính vì vậy, mỗi một câu chuyện AU là một câu chuyện mà sự hợp lý phải luôn ở mức cao. Liệu nhân vật này với tính cách của anh ta ở vào tình huống bạn đưa ra có hành động theo cách mà bạn muốn không?



Giả sử bạn muốn viết một câu chuyện dựa trên truyện cổ tích “Giai nhân và quái vật” mà trong đó Hisoka (HxH) là “quái vật”? Điều đó hoàn toàn là có thể. Tuy nhiên, hãy đặt ra câu hỏi: Vậy Hisoka sẽ là một “quái vật” như thế nào? Liệu Hisoka có chịu giam chân trong lâu đài đau khổ chỉ vì mình đã bị biến thành quái vật? Khi nhìn vào gương liệu Hisoka có giật mình sợ hãi vì nhìn thấy vóc dáng “quái vật” của mình, hay thích thú cười khoái trá? Nếu câu trả lời là ‘thích thú cười khoái trá’ thì liệu Hisoka có cố tìm cách thoát khỏi vóc dáng đó không, hay sẽ thản nhiên coi như không? Nếu câu trả lời là “giật mình sợ hãi” thì liệu Hisoka có tha cho “bà tiên” hay không hay sẽ săn lùng “bà tiên” tới cùng trời cuối đất?


Khi bạn đã xây dựng được một “quái vật” Hisoka? Liệu Hisoka của bạn sẽ ảnh hưởng thế nào đến thế giới xung quanh anh ta? Với tính cách của Hisoka, thì những người làm của Hisoka trong lâu đài liệu có tận trung với Hisoka và tìm mọi cách để biến Hisoka trở lại như cũ không? Nếu câu trả lời là “tận trung” thì những người làm đó, để có thể được Hisoka cho “tận trung” với mình thì liệu những người làm đó có thể là những người bình thường, tẻ ngắt hay không? Và “giai nhân” của Hisoka, giả sử bạn đặt là Illumi. Liệu Illumi khi nhìn thấy “quái vật” sẽ phản ứng như thế nào? Sợ hãi? Hay “ah” một tiếng rồi quay đi, vẻ mặt không hề thay đổi? Khi “giai nhân” bỏ đi, thì “quái vật” Hisoka sẽ làm gì? Đau khổ hay là tức điên lên, hay là nhếch mép cười “ngươi không thoát nổi ta đâu” và đi “săn” người đẹp?


(Ví dụ này có thể làm nhiều bạn không đọc manga này cảm thấy khó hiểu nhưng bản chất của nó chỉ là chỉ ra dù trong fic hướng nguyên tác hay fic AU nhân vật vẫn cần, nên và buộc giữ đúng tính cách của mình. Bởi AU là một thể loại rất dễ dẫn tới OOC, điều này bên dưới sẽ bàn đến. Và để tránh điều đó xảy ra thì những câu hỏi như ở trên là rất cần thiết. Trong một fic AU, trước khi nhân vật làm một hành động gì, gần như là bất kỳ hành động gì dù nhỏ đến đâu, bạn cũng cần phải đặt câu hỏi, Liệu anh ta/cô ấy có làm như thế hay không. Một nhân vật được miêu tả luôn bình thản trước mọi hoàn cảnh không thể chỉ vì một sự cố xảy ra mà trở nên hoảng loạn, một người được xây dựng không mấy khi chia sẻ về bản thân sẽ không vì một biến cố mà đi đâu cũng trưng bản mặt đau khổ sầu não, vv)


Rất tiếc, ở đây không có câu trả lời đúng, mà chỉ có những khả năng. Tất cả còn phụ thuộc vào cách nhìn nhân vật, và cách nhìn sự kiện của người viết. Đồng thời, nó còn phụ thuộc vào việc bạn sẽ dẫn dắt câu chuyện như thế nào. Chẳng hạn bạn hoàn toàn có thể viết rằng khi Illumi bỏ đi, Hisoka vô cùng đau khổ sau khi đã dùng hàng trang giấy trước đó diễn tả Hisoka dần dần có tình cảm với Illumi và nhận ra mình coi Illumi không chỉ là một món đồ chơi như thế nào. Nhưng nếu đột ngột bạn để Hisoka ủ rũ đau khổ như là một điều hiển nhiên: “Hai người đó rõ ràng là dành cho nhau nên đương nhiên anh ta phải đau khổ” thì với tính cách của Hisoka, đó thực sự là điều phi lý.


Ở đây xuất hiện một khía cạnh khác. Nếu tôi đang viết một câu chuyện OOC (out of character – sai tính cách nhân vật) thì sao? Tôi đang viết một câu chuyện AU theo hướng hài hước, và tôi muốn sử dụng OOC để tạo nên tính hài hước đó. Lúc này, việc quan tâm tới tính hợp lý như ở trên có cần thiết hay không?


Câu trả lời vẫn là có. Không phải hễ cứ OOC, hễ bạn viết nhân vật làm những hành động mà thực tế họ sẽ không làm thế là câu chuyện của bạn sẽ có tính hài hước. Ngược lại, đôi khi nếu bạn áp dụng tính OOC quá đà thì nó sẽ rất phản cảm cho câu chuyện của bạn. Bạn có thể viết “Illumi sợ đến khóc thét, mặt méo xệch”, nhưng lạy Chúa, trừ phi cái bối cảnh xung quanh dòng văn đó thực sự rất buồn cười, nếu không bạn hãy thử nghĩ xem các fan của HunterxHunter, đặc biệt là các fan của Illumi sẽ cảm thấy thế nào khi đọc dòng văn đó. (Tương tự cho các fan TCCT, một câu văn “Hàn Văn Thanh sợ đến khóc thét, mặt méo xệch”, hay thậm chí không cần là Hàn Văn Thanh, chỉ cần thay tên bất cứ tuyển thủ nào vào câu văn trên cũng đủ là một sự xúc phạm cho những ai yêu quý nhân vật đó rồi.)Nắm bắt tính cách nhân vật thật tốt sẽ giúp bạn biết hành động OOC nào sẽ đem lại hiệu quả lớn nhất, và khi nào thì hành động OOC sẽ đi quá đà và gây phản cảm.


Đồng thời, cũng nên nhớ rằng OOC là một cách tốt để tạo tính hài hước, nhưng nó không bao giờ là cách tốt nhất. Các fan fiction hài hước hay nhất thường luôn là các fan fiction cố gắng giữ được đúng tính cách nhân vật. Đối với thể loại AU càng như vậy. AU khai thác các khả năng có thể có khi đặt nhân vật vào một tình huống hoàn toàn xa lạ. Nếu áp dụng OOC quá mức, bạn sẽ bỏ phí đi tính chất này cũng như cắt bỏ mọi liên kết giữa fic của bạn và tác phẩm nguyên bản.


‘Kurapika không hề trải qua vụ thảm sát của gia tộc. Cậu đã có một cuộc sống yên bình và vì vậy mà có một tính cách lạc quan, yêu đời và dễ gần.’


Ở đây có hai trường hợp. Trong bối cảnh thứ nhất.


‘Kurapika không hề trải qua vụ thảm sát của bộ tộc. Cậu đã có một cuộc sống yên bình và vì vậy mà có một tính cách lạc quan, yêu đời và dễ gần. Khi Ryodan tấn công vào bộ tộc, băng Nhện đã thất bại, và thủ lĩnh của chúng bị bắt và giam giữ trong một căn hầm tại nhà tộc trưởng.’


Ở bối cảnh này truyện diễn ra vào lúc mà tính cách mạnh mẽ, cô độc của Kurapika chưa hình thành nên bạn đặt tính cách Kurapika như vậy là điều cần thiết. Nhưng hãy xét bối cảnh thứ hai:


‘Kurapika không hề trải qua vụ thảm sát của gia tộc. Cậu đã có một cuộc sống yên bình và vì vậy mà có một tính cách lạc quan, yêu đời và dễ gần. Khi lớn lên, Kurapika quyết định trở thành một Hunter, và cậu đã gặp Kuroro, thủ lĩnh của băng Ryodan tại đây.’

Trong bối cảnh này, truyên không diễn ra ở thời điểm hình thành tính cách cô độc của Kurapika, vì vậy bạn không thể chỉ đơn giản là lộn vòng về khoảng thời gian đó, thay đổi nó và quyết định tính cách của Kurapika.

Vì các bạn không đọc manga này, các bạn sẽ thấy ví dụ trên rất khó hiểu. Mình sẽ lấy một ví dụ khác với 2 plot AU được xây dựng tốt-xấu y như chị tác giả đã lấy.

Giả thuyết của chúng ta: Nếu Trương Giai Lạc không bị mất hợp tác tốt nhất, từng có được quán quân, cũng không cần rời bỏ đội mẹ à tính cách vẫn sẽ lạc quan yêu đời không tì vết như phiên ngoại Đỉnh Vinh Quang đã tả.

Ở đây có hai trường hợp. Trong bối cảnh thứ nhất.

“Trương Giai Lạc không bị mất hợp tác tốt nhất, từng có quán quân, cũng không cần rời bỏ đội mẹ. Anh vẫn sẽ lạc quan yêu đời không tì vết như những ngày đầu tiên ấy. Nhưng thời gian không chỉ có điểm đầu tiên mà còn có điểm cuối cùng. Lớp trẻ dần dần xuất hiện, lớp cũ dần dần bỏ đi. Lâm Kính Ngôn, Diệp Tu, Hàn Văn Thanh,… Song Hoa còn bao thời gian sẽ tàn đây?”

Ở bối cảnh này, truyện diễn ra khi những góc cạnh u buồn của Trương Giai Lạc chưa hình thành. Trong một truyện như này, tính cách nhân vật sẽ phát triển cùng cốt truyện, không tạo cảm giác chênh.

Xét sang bối cảnh thứ hai.

“Trương Giai Lạc không bị mất hợp tác tốt nhất, từng có quán quân, cũng không cần rời bỏ đội mẹ. Anh vẫn sẽ lạc quan yêu đời không tì vết như những ngày đầu tiên. Nhưng đến mùa 9, Trương Giai Lạc quyết định muốn thử sức với một chiến đội khác. Và đúng lúc này, một cuộc điện thoại đến từ Bá Đồ.”

Trong bối cảnh này, người viết không làm gì khác với nguyên tác ngoài việc thay đổi tính cách nhân vật, dẫn đến một sự chênh lệch, phi logic giữa nhân vật và cốt truyện.


Thay đổi tính cách một nhân vật cần nhiều trang giấy hơn, nhiều công sức hơn, nhiều lời giải thích hơn, và vi phạm điều này là cách tồi tệ nhất trong việc thiết lập một tính cách không giống truyện chính, và cũng là điều làm nên những câu chuyện OOC và AU tồi.

Độ hấp dẫn


Để câu chuyện AU của bạn có đủ sức hấp dẫn người đọc, sự thay đổi để tạo nên AU phải thực sự đáng kể cũng như đáng chú ý. Để tạo nên sự thay đổi đáng kể đó, bạn cần chọn một sự thay đổi nào đó sẽ gây hứng thú cho người đọc, hoặc sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ những sự kiện của tác phẩm nguyên bản. Những thay đổi đó đôi khi có thể tìm thấy từ những câu hỏi “nếu-thì sao” rất bình thường. Một câu hỏi “nếu sau cuộc thi HxH, Kurapika quyết định để tóc dài thì sao?” có thể sẽ dẫn tới câu trả lời “cậu ta quên mất rằng tóc dài có thể gây vướng víu trong cận chiến, và khi đấu với một cao thủ, hắn ta chộp được tóc cậu, và….”. Một câu hỏi khác được đặt ra trong tình huống này “Vậy nếu Kurapika bị thương thì sao?”. Câu trả lời có thể là “Cậu ta ở vào thế bất lợi khi đấu với Ryodan, và có thể bị bắt.” Lúc này, bạn đã có được một tình huống AU thú vị, với câu hỏi thực sự sẽ là “Nếu Kurapika bị Ryodan bắt thì sao?”


Còn một yếu tố nữa để đảm bảo tính hấp dẫn khi bạn viết AU dựa trên một câu truyện khác có sẵn như truyện cố tích chẳng hạn. Nếu bạn định viết OCC thì hãy thể hiện tính OCC ấy thực sự rõ rệt. Nếu bạn định viết không OCC mà dựa trên tính hợp lý, sự phù hợp tính cách nhân vật, thì hãy nhất nhất đi theo tính hợp lý, sự phù hợp tính chất nhân vật đó. Nhưng nhất định bạn phải theo một trong 2 hướng trên. Trên mạng bạn chỉ cần tìm một lúc là ra hàng tá truyện AU của bất kỳ fandom nào. Nhưng rất nhiều AU fic dựa trên truyện cổ tích lại mắc phải một lỗi cơ bản là chúng chỉ bê nguyên cái tên nhân vật đặt vào truyện cổ tích. Chấm hết. Không có bất kỳ một thay đổi đáng kể nào đối với truyện cố tích đó cũng như với nhân vật. Nếu Lọ Lem bị mẹ kế đè nén, thì Akira-Lọ Lem cũng bị mẹ kế đè nén. Nếu Lọ Lem đến dạ hội và đánh mất một chiếc giày, thì Akira-Lọ Lem cũng đến dạ hội và đánh mất một chiếc giày. Nếu Lọ Lem được thử giày, thì Akira-Lọ Lem cũng vậy. Một câu chuyện như vậy thực sự rất buồn chán. Nó chẳng khác gì truyện cổ tích nguyên bản, chỉ khác là những cái tên, những miêu tả đã thay đổi đi ít nhiều.


Các loại thế giới AU


+ Thế giới AU thuần: Đó là những bối cảnh hoàn toàn không liên quan gì tới bối cảnh trong tác phẩm nguyên bản. Những nhân vật sống trong bối cảnh đó hoàn toàn không biết gì về thế giới nguyên bản cũng như con người mà mình đã có thể là trong tác phẩm nguyên bản. Người viết có thể nói rõ điều gì đã thay đổi, và cũng có thể không. Những sự kiện, những xung đột, những rắc rối nảy sinh trong bối cảnh đó hòan toàn nhờ những yếu tố nội tại của chính bản thân nó. Thế giới AU loại này thường là những bối cảnh dựa trên một tác phẩm khác, như truyện cổ tích, một bộ phim nào đó, một manga nào đó khác, hoặc một bối cảnh thực sự khác biệt. Akira là một nhà thơ, và Hikaru là một nhạc sĩ. Một ngày họ gặp nhau. Đó là một thế giới AU thuần. Câu hỏi để xây dựng thế giới AU thuần thường là “Nếu ta đặt nhân vật này vào tình huống này thì sao?”

(Các VD về fic TCCT AU thuần: Dĩ Phụ Chi Danh, Thiên Phương Như Thủy, Thiên Tri Hà, Người về, Chiều hè, Cố nhân đất khách,…)


+ Thế giới AU “nếu-thì”: Đó là những bối cảnh được bắt đầu tại một thời điểm nhất định trong tác phẩm chính, sau đó bị bẻ cong đi trở thành một thế giới AU. Bối cảnh của nó được xây dựng dựa trên câu hỏi “Nếu truyện nguyên bản không xảy ra như thế này, mà lại xảy ra như thế kia thì sao?” Nếu Ryodan thất bại trong việc ám sát bộ tộc của Kurapika, và Kuroro bị bắt thì chuyện gì sẽ xảy ra giữa hai người đó? Trong thế giới AU này bắt buộc bạn phải giữ đúng tính cách nhân vật ở điểm bắt đầu. Kết thúc của fic có thể dẫn tới sự thay đổi về tính cách nhân vật, nhưng đoạn đầu thì tính cách phải đi sát nguyên bản. Cũng có trường hợp điểm bị bẻ cong ở trong quá khứ, và truyện bắt đầu sau đó. Trong trường hợp này bạn không cần giữ chính xác tính cách nhân vật ở điểm bắt đầu. Tuy nhiên nhiều đặc điểm trong tính cách của nhân vật có thể sẽ không thay đổi, hoặc không thay đổi hoàn toàn.

(Các VD về fic TCCT AU “nếu-thì”: Chung kết mùa 9 – Một giấc mơ, Trở về,…)


+ Thế giới AU gương: Thế giới AU gương nằm đâu đó giữa hai thế giới trên. Đó là những bối cảnh khác biệt được tung vào trong bối cảnh nguyên bản, hoặc những nhân vật khác biệt được cho gặp gỡ với bản thể nguyên bản của mình. Điều cần chú ý là các nhân vật khác biệt đó phải phản chiếu đúng những nhân vật mà bạn muốn nói tới.

(VD cho fan TCCT: Diệp Tu nguyên tác gặp Diệp Tu của thế giới Tô Mộc Thu vẫn còn sống, Diệp Tu của Gia Thế 3 năm đầu tiên gặp Diệp Tu của bây giờ,…)
 

Tán Ô Nhỏ

Lure like như hack
Thần Lĩnh
Bình luận
473
Số lượt thích
2,954
Team
Khác
Fan não tàn của
Tô Mộc Thu
#26
Trở lại mục lục

PHỤ LỤC 3:



BẢN HƯỚNG DẪN KHÔNG-HẲN-LÀ-CHÍNH-THỨC ĐỂ VIẾT ANGST


(Angst: Truyện ngược)

1. Cảnh hạnh phúc chỉ nên được đưa ra để nhấn mạnh tác động của nỗi đau khổ hiện tại. Hồi ức luôn luôn cần thiết, đặc biệt nếu hồi ức đối lập lại với hiện tại.


Ví dụ: Anh nhớ lại những ngày mà họ luôn ở bên nhau, chỉ đơn giản là ở bên nhau thôi. Rồi anh nhìn xuống ngôi mộ mới dưới chân, nỗi đau làm trái tim anh như vỡ nát.


2. Không hài hước. Không bao giờ hài hước. Dù là hài hước kiểu ác độc cũng vậy. Dù chỉ là hàm ý cũng vậy.


SAI:

“Trụ sở đã bị đánh bom!” chàng trai trẻ hét, làm đám đông giật mình – trừ người phụ nữ ngồi trong góc phòng đang nhấp trà nóng.


ĐÚNG:

“Trụ sở đã bị đánh bom!” chàng trai trẻ hét, những tiếng kêu hoảng hốt ầm lên từ đám đông, và người phụ nữ ngồi trong góc phòng cười lạnh lùng.


3. Những từ như “nỗi đau cùng cực”, “những đợt sóng tuyệt vọng”, “nỗi buồn tê tái” v.v... cần phải trải dàn khắp truyện, theo nghĩa đen. Quá nhiều từ không bao giờ là dủ.


VÍ DỤ:


Nỗi đau cùng cực làm anh khuỵu xuống khi nàng quay lưng đi. Dù anh đã thấy linh hồn mình đau đớn vật vã trong đôi mắt lạnh lùng ấy, anh vẫn không sao ngăn được những đợt sóng tê tái u buồn đang chực nhấn chìm anh.


4. Nói giảm nhẹ là không cần thiết.


SAI: Anh đưa mắt ra xa, không thể nhìn vào mắt nàng, không muốn nàng thấy sự xung đột trong anh.


ĐÚNG: Anh đưa đôi mắt tràn ngập đau khổ ra xa khỏi gương mặt đẹp như búp bê sứ của nàng, không sao nhìn vào đôi mắt ngập lệ ấy, không muốn nàng thấy sự xung đột này đang xé nát trái tim anh thành muôn ngàn mảnh.


5. Tình tiết cũng vậy. Bạn đang tập trung vào việc hành hạ nhân vật của mình, bắt nhân vật của mình phải trải qua những nối đau kinh khủng chứ không phải là đang tạo ra một tình huống


6. Câu dài là bạn đồng hành tốt. Sự khó hiểu là tính linh hoạt.


VÍ DỤ:


Anh, người có đôi mắt lạnh lùng của kẻ đã trải qua địa ngục rồi quay trở lại và vẫn ngửi thấy mùi của tro và những giấc mộng hoang tàn, biết rằng anh đã làm rất nhiều, rất nhiều điều sai, và đã vứt đi tất cả những gì giản đơn tốt đẹp, chấp nhận những sai lầm kinh khủng của mình, ấy vậy vẫn không thể chấp nhận được sự mất mát này mà cảm thấy thế giới anh đen tối và khô cằn, trống rỗng và lạnh lẽo khi thiếu nàng bên cạnh.


7. Khóc là điều cần thiết. Khóc, rơi lệ, tan chảy vào nỗi buồn và tương tự. Tất cả rất cần thiết. NGOẠI TRỪ: Nếu nhân vật của bạn có tính cách rất cương nghị thì bạn có thể viết những đoạn dài miêu tả việc anh ta vật lộn với chính mình để giữ mình không khóc và dồn ép tình cảm của mình.


VÍ DỤ A:


Cô quay lưng đi, mặt lạnh lùng bước qua cửa. Ngồi trong xe, sự kiên quyết không đủ để làm chỗ dựa, và cô khóc, khóc dữ dội và rất lâu cho tới khi nước mắt đã cạn và cổ họng khô khốc vì tiếng khóc.


VÍ DỤ B:


Hơi thở dồn dập là tiếng động duy nhất trong đêm. Hơi thở biến mất vào không trung trong khi anh cố giữ mình bình tĩnh.


8. Những bài hát nổi tiếng là rất tốt. Để đạt hiệu quả tối đa hãy trích lời thơ, rồi khiến nhân vật phù hợp với lời thơ đó. Làm như vậy với cả bài hát dù lời và tình tiết có trật nhau đến thế nào. Để đạt hiệu quả vô cùng tối đa, cho nhân vật nghe bài hát đó. Để tạo hiệu quả vô cùng tối đa tới mức làm vỡ tim, hãy sử dụng những bài hát của Celine Dion.


VÍ DỤ:


==It's been a long road We've walked the last mile==


Anh nhìn nàng bước đi trong khi tiếng radio vẫn vang lên đâu đó. ‘Phải,’ anh nhận ra, ‘Phải, chúng ta thực sự đã bước những dặm đường cuối cùng bên nhau. Đây là nơi kết thúc, kết thúc cho chúng ta.’


==We reach the same conclusion And we stop for a while==


Cô quay lại nhìn anh lần cuối. Họ đã đi đến kết luận cuối cùng. Họ không thể cứ như thế này mãi. Họ không thể tiếp tục ở cùng nhau. Mắt chạm mắt lần cuối, rồi tất cả sẽ kết thúc.


==Together we know The way we must go==

==We're leaving an illusion That's only for us to share==


‘Tình yêu là ảo ảnh cuối cùng của chúng ta’ anh nghĩ ‘Đã sai lầm ngay từ đầu. Ôi tình yêu của ta.’


‘Tạm biệt.’ Cô nghĩ khi mắt họ chạm nhau, có lẽ là lần cuối cùng. ‘Em yêu anh. Em... đã yêu anh.’


==We live our separate lives And go our different ways==


‘Thế là hết.’ Anh biết, và trái tim anh tan vỡ, nhuốm máu và bỏng rát.


==Cause we don't see eye to eye And we can't stand face to face==


‘Mình không thể nhìn vào mắt anh ấy. Mình không thể nhìn anh ấy nữa. Mình sẽ không để anh ấy tiếp tục làm tổn thương mình.’ Cô quyết đinh, cảm thấy linh hồn mình đông lại khi nghĩ tới việc rời xa anh.


Và rồi cô dứt khoát bước đi.


9. Hãy chắc chắn độc giả biết được độ mạnh của tình cảm bằng các dấu câu.


VÍ DỤ: “KHHHÔNNNNNNNGGGGGGGGG!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!” Người đàn ông hét lên.



END.


(Với bản phụ lục này, bạn đã có thể viết nên 1 fic angst hoàn hảo khiến người đọc phải quằn quại rỉ máu vì nó. Vậy sao bạn không thử viết và chúng ta sẽ gặp lại nhau vào phần sau?)
 

Tán Ô Nhỏ

Lure like như hack
Thần Lĩnh
Bình luận
473
Số lượt thích
2,954
Team
Khác
Fan não tàn của
Tô Mộc Thu
#27
Trở lại mục lục

CHƯƠNG 19:



CÁI BẪY ANGST


(Angst: Truyện ngược)

Bạn thấy hướng dẫn trên như thế nào? Quả thật, theo hướng dẫn ấy bạn sẽ có thể viết được một câu chuyện angst hoàn hảo. Có thể bạn sẽ nhận được nhiều review và khiến nhiều cặp mắt phải nhỏ lệ. Tuy nhiên bạn cũng nên biết một điều là một fic tuân thủ hoàn toàn những quy tắc trên có thể sẽ khiến người đọc trầm trồ ngay sau khi đọc xong nhưng sẽ biến mất hoàn toàn trong trí nhớ của những người vừa nức nở khen bạn chỉ trong một vài tuần, thậm chí có thể là chỉ một vài ngày.


Nhiều người viết (trong đó có cả tôi) luôn cảm thấy sự thu hút của angst, và luôn đi tim angst trong các fic đọc hoặc tự viết. Angst quả có thể gây nhiều thú vị, nhưng bao nhiêu angst là đủ? Và bao nhiêu là thừa? Khi viết hãy biết tự kiềm chế mình đừng để rơi vào cái bẫy này.


Angst có thể đem đến một câu chuyện cảm động, nhưng nó không phải là một biện pháp toàn diện. Đừng giết, tra tấn, hành hạ nhân vật chỉ để có được hiệu quả cảm xúc lên độc giả. Đừng viết một câu chuyện đẫm nước mắt chỉ để làm độc giả cảm động. Hãy giữ cho câu chuyện của mình gần thực tế hơn là gần opera. Và những tình cảm thực sự mà bạn có thể gây ra cho độc giả thường đạt được mạnh mẽ hơn rất nhiều qua ẩn dụ và kỹ năng hơn là những lời văn ướt át. Và đặc biệt, hãy phân biệt được angst và tragedy.

(Opera: Có thể hiểu là câu chuyện có những tình tiết được đẩy lên mức “kịch”, không thực tế


Tragedy: Truyện bi kịch, thường là có người chết, tình yêu không thành,..)


Những tình cảm mạnh mẽ là thức ăn cho một fic angst. Tình yêu mãnh liệt, sự độc ác cùng cực, nỗi đau khổ vật vã, sự yếu đuối, tất cả là những công cụ tốt, và nếu viết khéo thì bạn sẽ có một fic angst hay, nhưng lạm dụng nó quá thì không nên, dĩ nhiên trừ phi bạn muốn viết một bản opera. Angst không nhất thiết phải thể hiện qua những biện pháp rất mạnh, đôi khi chúng phá vỡ chứ không tạo nên kịch tính. Tự làm tổn thương về thể xác, tự tử, giết người yêu không phải lúc nào cũng là câu trả lời. Khóc và van nài không phải lúc nào cũng là cách tốt nhất. Đặc biệt là với những nhân vật mạnh mẽ, hoặc rất biết kiềm chế mình. Và cần nhớ rằng nếu bạn sử dụng biện pháp mạnh để tạo kịch tính thì quá nhiều kịch tính sẽ dẫn tới không có một chút kịch tính nào. Một tình cảm mạnh có thể được thể hiện bằng phương pháp nhẹ nhàng, và tình cảm nhẹ nhàng đôi khi làm người ta buồn hơn một tình cảm mạnh mẽ.


Xung đột là cần thiết. Một câu chuyện toàn cầu vồng và ánh nắng mặt trời rực rỡ là một câu chuyện không thể đọc nổi. Nhưng hành hạ nhân vật không nhất thiết là thứ làm nên xung đột.


Tại sao người viết lại có xu hướng muốn làm nhân vật đau khổ? Nếu quan sát nhiều fic, bạn sẽ thấy thường thì những fic do nữ giới viết có một điểm chung là nhân vật họ thích nhất trong truyện luôn ở vị trí yếu, vị trí được bảo vệ, nếu là fic yaoi (đam mỹ) thì luôn ở vị trí uke (thụ). Không phải là tất cả, nhưng rất nhiều người đi vào xu hướng này. Nói rộng ra, không phải chỉ trong fic, nếu chúng ta xem hai kẻ lạ mặt mà chúng ta không có ấn tượng từ trước thi đấu chúng ta thường sẽ chọn ủng hộ kẻ yếu thế hơn. Trong bản thân cuộc sống chúng ta cũng vậy, đôi lúc chúng ta cảm thấy như mọi cánh cửa đều đóng lại, suy sụp và tuyệt vọng, mọi người dường như đều quay lưng đi. Nhưng nếu chúng ta có thể vượt qua giây phút tồi tệ nhất ấy thì chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.


Từ kinh nghiệm của bản thân và từ quan sát thì một phần trong mong muốn viết fic là muốn đưa nhân vật yêu thích vào thế yếu và trải qua đau khổ, buộc nhân vật phải đối mặt với những điều mà họ sợ hãi, hoặc khao khát.


Điều đó không phải là không nên làm. Nó rất cuốn hút độc giả là đằng khác. Nhưng không cần phải giết nhân vật, buộc nhân vật phải đi qua địa ngục để làm điều đó. Để làm một người cảm thấy yếu ớt không nhất thiết phải dìm họ xuống vực thẳm, không cần thiết phải để họ bị đánh đập, suy sụp tuyệt vọng, bị cưỡng bức... Nỗi đau khổ và sự yếu đuối có nhiều mức độ. Một thoáng cảm xúc ánh lên qua kẽ nứt của khối băng quanh trái tim đôi khi mang lại hiệu quả gấp nhiều lần là để trái tim ấy chảy đầm đìa máu.


Trước một fic angst, hãy tự hỏi xem bạn muốn thể hiện gì qua fic angst. Nếu điều duy nhất bạn thấy ở fic là nhân vật đau khổ, đau khổ và tiếp tục đau khổ chỉ đơn giản là vì nhân vật cần phải đau khổ... Well, vì tương lai của fanfiction, xin bạn hãy suy nghĩ lại.


Fic với những biện pháp hành hạ nhân vật thật mạnh... Có người có thể nói với tôi, ‘Sao lại gọi là hành hạ? Như thế là xúc phạm sự yêu quí của tôi với nhân vật/người ấy.’. Vâng, cái chết, tự tử, trở thành điên dại, đánh đập, tuyệt vọng tới suy sụp, giết lẫn nhau, cưỡng bức... không phải là ‘hành hạ’ nhân vật. Chẳng qua là người viết đặt nhân vật vào hoàn cảnh bị hành hạ mà thôi. Vậy thì xin nói lại. Fic mà nhân vật bị đặt vào hoàn cảnh bị hành hạ có thể gây choáng, gây ảnh hưởng sâu sắc lên những người trẻ tuổi và chưa từng gặp thể loại này. Tôi thừa nhận tôi đã từng sốc và phát điên lên với những fic thuộc dạng này trước đây. Thế nhưng những độc giả trưởng thành hơn, khó tính hơn, và đã làm quen với fanfic được nhiều năm thì những fic như vậy nếu không có tính truyện thật vững chắc, không có cách viết nặng hành động hơn là ướt đẫm cảm xúc, không có cách giải quyết hậu quả xuất sắc và hợp lý... nếu không đảm bảo được những yếu tố này thì những fic như vậy sẽ chỉ nhận được những cái nhăn mặt mà thôi.


Vậy là không thể viết về những biện pháp hành hạ đó? Không phải thế. Nhưng bạn phải biết cách viết.


Hãy đọc cẩn thận hướng dẫn viết angst ở trên, ngoại trừ điều 1, tất cả những điều còn lại đều là những điều hoặc bạn nên tránh, hoặc bạn phải dùng một cách thật cẩn thận.

Hãy luôn luôn lẩm nhẩm từ ‘hợp lý’ trước khi bạn định viết một fic angst. Đừng tống một khối angst khổng lồ vào độc giả chỉ qua cảm nghĩ của nhân vật hoặc các tình huống kịch tính trong vòng một fic ngắn. Đừng rải angst một cách dồn dập khắp các chapter với nước mắt và những nỗi đau cùng cực, với máu và sự tuyệt vọng. Có thể độc giả sẽ choáng vì khối lượng cảm xúc mạnh đập vào người cùng lúc như thế, nhưng suy cho cùng khi nhớ lại, cái mà độc giả nhớ sẽ chỉ đơn giản là câu nói ‘anh ta đau khổ’ mà thôi.

Trước khi tặng cho tác phẩm một cái kết bi thảm hoặc giết các nhân vật thì hãy tự hỏi xem có thực sự cần như thế không. Tôi đã từng nghĩ cái kết thật đau khổ mới là điều hay, và cho hai nhân vật cùng chết với nhau mới là thể hiện tình yêu mãnh liệt. Rồi sau đó tôi phát hiện ra rằng phần lớn độc giả không chờ đợi những cái kết kiểu này, và khi tôi đọc lại fic, tôi nhận ra rằng qua bao nhiêu giằng xé và vật lộn, để nhân vật cuối cùng đi tới thất bại và tuyệt vọng không chỉ rất bất công với nhân vật, với độc giả, mà với chính bản thân tôi, người viết. Bạn ưa thích angst, và bạn cho rằng phải một cái kết như thế mới hay, nhưng trong một tác phẩm, một cái kết như thế cũng có nghĩa là chẳng có gì đạt được, một cuộc hành trình dài vô nghĩa. Nếu bạn không thể cho nhân vật cái kết hạnh phúc thì chí ít cũng cho truyện một kết thúc mở, hãy mở ra một cánh cửa hy vọng ở đâu đó chứ đừng đóng sập mọi cửa trước mặt độc giả, những người đã theo bạn suốt cả chặng đường dài.


Hãy cẩn thận với những fic thuần POV. Bạn để nhân vật nói về mình, và thể hiện toàn bộ đau đớn trong lời kể ấy. Hãy cẩn thận, hãy thật cẩn thận, bởi những fic dạng này dễ có xu hướng làm cho người đọc thấy nhân vật đang than vãn hơn là thốt ra những lời đau đớn tự trái tim.


Hãy xét đến tính cách của nhân vật khi viết fic angst. Đúng là có nhiều người không thể chịu trách nhiệm cho hành động của mình, nhưng mười truyện mà cả mười nhân vật đều không thể chịu trách nhiệm cho hành động của mình thì thật là khủng khiếp. Có thể sau một hành động nào đó nhân vật sẽ đau khổ và dằn vặt. Có thể sau một hành động đột xuất nhân vật sẽ chìm vào ân hận và những hành động chạy trốn thực tại. Nhưng đẩy những nhân vật của chúng ta, những nhân vật nam của chúng ta, những nhân vật nammạnh mẽ của chúng ta chạy trốn thực tại và không có một cốt truyện vững chắc làm hậu thuẫn thì những nhân vật nam đó trông đáng thương hại hơn là thể hiện được tình cảm mãnh liệt của anh ta. Cũng như vậy, một người mạnh mẽ đã phải lựa chọn, và đã lựa chọn con đường đau khổ vì hy sinh cho một cái gì đó, nếu bạn để anh ta dằn vặt, hận thù quá nhiều thì sự hy sinh kia sẽ phút chốc trở thành tầm thường và nhỏ bé.


Và, for God’s sake, hãy nhớ là nhân vật nam của bạn dù thế nào cũng là một người đàn ông. Một người đàn ông có cách đau khổ của một người đàn ông. Hãy cẩn thận với POV và hãy suy xét cẩn thận với thái độ, cảm xúc, hành động của anh ta. Nhiều người viết thấy tự hào về những fic tràn đầy cảm xúc của mình, nhưng lại không nhận ra rằng những suy nghĩ, cảm xúc, hành động của vị nam nhi trong fic rất con gái. Một lỗi rất hay gặp trong fic, và trong cả manga yaoi (truyện đam mỹ). >_<


Trước đây tôi từng đọc một fic HOT nổi tiếng. Vì những lý do tế nhị, xin không nhắc tên. Đến nay tôi vẫn nhớ mang máng nội dung fic đó và cảm giác choáng ngợp của tôi khi đọc những cảm xúc tràn ngập trong fic, nhưng điều để lại ấn tượng trong tôi không phải là sự đau khổ, không phải là tình yêu điên loạn, không phải là ấn tượng về những đoạn cưỡng bức, không phải là mức độ mạnh mẽ của tình yêu. Ấn tượng rõ rệt nhất của tôi về fic là sự đau mắt vì cách trang trí nhiều màu sắc của fic, và cảm nghĩ: ‘Các anh chàng này quả thật không đáng mặt đàn ông!’


Tính cách là như vậy, cả hành động cũng như vậy nữa. Mỗi lần tôi thấy cái cảnh xưa như trái đất trong yaoi (H đam mỹ), vị seme (công) tuyệt vời trói tay uke (thụ) lại và làm cái mà chúng ta ai cũng biết là cái gì đấy... Chao ôi, anh ta bị trói không phải bằng xích, không phải bằng cao su, không phải bằng thừng, mà bằng một miếng vải buộc một vòng, hoặc bằng một cái áo không cởi hết. Nếu anh ta có bị làm gì thì đó là do anh ta tự mong muốn điều đó mà thôi. Tôi đã thử nhờ người trói tay tôi lại bằng vải, và sau đó thì tôi thực sự không hiểu làm thế nào mà một chàng trai khỏe mạnh lại yếu ớt hơn cả tôi, một đứa con gái tay yếu tới mức không dắt nổi cái xe máy.


Nhìn một bishounen (mỹ nam) dễ thương với khuôn mặt giống con gái là một chuyện. Nhưng chứng kiến tính cách bishounen đó giống con gái lại là chuyện khác hẳn.


Yếu tố quan trọng nhất bạn cần nhớ khi viết angst là tránh thật xa fic thuần POV. Hãy viết những fic có tình tiết, có hành động, có lời thoại, có cốt truyện. Tôi không phủ nhận là có nhiều fic POV viết rất hay. Nhưng các fic POV có chung một đặc điểm là khi nói về chúng, người ta sẽ đều nói fic này thể hiện một tình cảm nào đó bất kể fic hay hay dở. Và dù hay thế nào, sau khi bạn đọc xong hàng ngàn fic thuần POV, bạn đều sẽ bị đặc điểm chung này làm cho bạn thấy các fic thuần POV trở nên nhàm chán.


Chà, tôi đã nghe thấy nhiều tiếng mài dao, mài kéo lắm rồi. Xin dừng lại ở đây.


Tôi không phải đối angst fic. Tôi yêu angst fic và tôi viết rất nhiều angst fic. Tôi chỉ muốn nói rằng angst không chỉ có một cách để thể hiện. Và hãy cẩn thận khi viết angst fic, đừng để nó biến thành tragedy.

(Thực ra vốn dĩ lúc đầu không định note thêm "cực kỳ cần đọc" vào sau phần này nhưng khi nhìn lại hiện trạng fanfic TCCT thì thấy thật sự cần thêm. Ở cộng đồng fan nào cũng vậy, fic angst luôn là một hình thức fic phổ biến nhất, và đôi khi nhiều nhất. Vì sao? Vì nó dễ viết. Tôi không nói đùa, nó thực sự dễ viết, nhất là khi bạn viết một fic thuần POV. Bạn chỉ cần đặt nhân vật vào một hoàn cảnh đau khổ và nhét thật nhiều cảm xúc, thật thật nhiều cảm xúc của bạn vào. Và xong, vậy là bạn đã có 1 fic angst lâm ly thống thiết.

Quay lại bên TCCT, fic angst trong cộng đồng fan này không hiếm, rất nhiều là đằng khác. Và tôi thấy những fic các bạn ca ngợi thường là thuộc thể loại nan y. Tôi chưa đọc những fic này và sẽ không có nhận xét gì về nói. Chỉ là, với tư cách một người đọc fanfic đủ nhiều, bản thân tôi khi thấy những fic đấy sẽ không ấn vào đọc. Bởi nó không thể hiện được bất kỳ điều gì, ngoài sự đáng thương của nhân vật chính, và đó không phải thứ tôi muốn đọc. Tất nhiên, đây là nhận xét cá nhân và chủ quan của tôi. Tuy nhiên nếu bạn muốn mở rộng thế giới quan viết fic của mình, xin hãy tham khảo những fic này: (Song Hoa) Người về (một fic angst lấy tả khung cảnh để phản chiếu nội tâm); (Lâm Phương) Ngôn Khả Tẫn (fic angst viết theo kiểu POV lồng với plot, nếu nói cả câu chuyện là một nỗi đau thì giọng văn tác giả là một liều thuốc giảm đau),...)
 

Tán Ô Nhỏ

Lure like như hack
Thần Lĩnh
Bình luận
473
Số lượt thích
2,954
Team
Khác
Fan não tàn của
Tô Mộc Thu
#28
Trở lại mục lục

PHỤ LỤC 4:



BÀI TẬP VÀ THÁCH THỨC


Bạn đã buồn chán với tất cả những mớ lý thuyết trên chưa? Vậy bạn có muốn làm một thứ gì đó cho thay đổi không khí không? Ở dưới đây Kal sẽ đưa ra một số bài tập/thách thức mà Kal nghĩ ra hoặc sưu tập được. Những bài tập này chủ yếu nhằm luyện cách viết hoặc suy nghĩ sáng tạo.

~*~


1. Hãy đặt ra một tình huống nhất định và tình cảm chủ đạo cho tình huống đó. Tình huống phải bao gồm cả tình cảm và hành động. Bây giờ hãy thử viết tình huống đó thành cảnh kết hợp với những loại thời tiết hoặc cảnh khác nhau. Bạn có thể chọn loại nào cũng được, nhưng phải có ít nhất một loại thời tiết hoặc cảnh mà quan niệm chung là trái ngược với tình cảm chủ đạo bạn chọn.


Ngược lại, nếu bạn không thích cách trên bạn cũng có thể chọn một loại thời tiết hoặc cảnh rồi viết các tình huống sử dụng thời tiết bạn chọn tương tác với những tình cảm khác nhau, trong đó có ít nhất một tình cảm mà theo quan niệm chung là trái ngược với thời tiết bạn chọn.


Trong cả hai cách, không được dùng tên của tình cảm mà bạn chọn.


Mục đích: Luyện cách sử dụng thời tiết hoặc cảnh để khắc họa tình cảm. Đồng thời cũng giúp luyện khả năng viết và thể hiện hành động.


2. Hãy viết một đoạn truyện ngắn thể hiện tình cảm hoặc tính cách của một nhân vật bằng lời kể. Sau đó viết 2 đoạn truyện ngắn nữa thể hiện đúng tình cảm hoặc tính cách ấy một dùng cảm xúc nhân vật, một bằng hành động.


Mục đích: Luyện sử dụng các cách viết khác nhau để thể hiện tính cách nhân vật.


3. Hãy chọn một từ, một từ bất kỳ nào đó. ‘Hoa’, ‘Bầu trời’, ‘Mây’, ‘Gà’ v.v...


Sau khi chọn, hãy viết một câu chuyện ngắn, hoặc một bài luận ngắn về cái gì cũng được, nhưng phải bắt đầu và kết thúc cùng bằng từ mà bạn đã chọn.


Mục đích: Luyện suy nghĩ sáng tạo và sự linh hoạt.


4. Hãy chọn một nhân vật trong truyện. Sau đấy hãy lấy ra một tờ giấy và trả lời những câu hỏi sau về nhân vật đó:


- Cái gì tạo nên năng lực sống cho người đó mỗi ngày?

- Người đó cảm nhận về thế giới như thế nào? Cụ thể hơn là cảm nhận về một số sự vật nhất định như mưa, hoa, đá, tiền ... như thế nào?

- Khi mệt mỏi về tinh thần người đó muốn được ở một mình, hay muốn có ai đó ở bên cạnh.
- Người đó tin vào suy nghĩ cảm tính hay ưa suy xét thật cẩn thận khi đi đến quyết định?

- Trong một tình huống, người đó sẽ đi đến thái độ của mình dựa trên cái gì? Sự thật trước mắt, hậu quả của sự thật trước mắt, lý do của những người trong cuộc, tình cảm của những người trong cuộc hay quan điểm không thay đổi của bản thân mình?

- Cuộc sống của người đó mắc kẹt lại trong quá khứ, diễn ra trong thực tại hay hướng tới tương lai?

- Người đó có bản tính do dự hay quyết đoán, ngăn nắp và tổ chức trong tính cách hay không?
- Người đó thích sống tự do hay ràng buộc vào trách nhiệm, thích sự đột phá hay nhịp sống đều đều ngày thường?

- Người đó có dễ tin khi bất chợt có một người đến và đề nghị giúp dỡ không?


Bây giờ đọc lại và thử hình dung nhân vật bạn đã lựa chọn ở cùng bạn trong bóng tối. Bạn nhìn thấy rất rõ nhân vật nhưng không nhìn thấy bất kỳ một thứ gì khác ngoài bóng tối. Thử mường tượng nhân vật trả lời những câu hỏi trên bằng câu trả lời của bạn. Nếu bạn có cảm giác không ổn với câu trả lời nào thì gạch nó đi và tìm một câu trả lời khác.


Mục đích: Giúp tạo thói quen hiểu và cảm nhận về tính cách nhân vật khi viết nhằm hạn chế OOC.


5. Hãy tưởng tượng ra một cái túi.


Giờ hãy miêu tả nó. Cái túi thuộc loại gì? Nó có đắt tiền và là đồ hiệu không hay chỉ là đố second-hand, hay chỉ là một cái túi ni lông? Hay là một cái ví? Nó có quai đeo không? Nó màu gì, làm bằng chất liệu nào? Nó cũ hay mới, sạch hay bẩn?


Cầm cái túi lên và đổ đồ trong túi ra.


Có cái gì ở trong? Liệt kê tất cả chúng ra. Hãy nghĩ lý do để giải thích tại sao mỗi thứ lại ở trong túi.


Nhìn vào cái tay đang cầm túi. Hãy miêu tả nó. Kích cỡ, làn da, độ dài của các ngón tay? Nó sạch hay bẩn? Đeo găng tay? Đeo nhẫn? Móng tay dài hay ngắn? Trông mạnh mẽ hay yếu ớt?


Lại nhìn xuống giày. Người này đang đi đôi giày như thế nào? Giá? Kích cỡ? Màu sắc? Mùi? Nó cũ hay mới? Và chủ nhân của nó có được nó bằng cách nào?


Bây giờ hãy viết một câu chuyện ngắn 200-500 chữ về người này và 2 đồ vật ở trong túi.


Mục đích: Luyện khả năng hình dung và tưởng tượng, đồng thời luyện suy nghĩ sáng tạo.


6. Hãy chọn một cảnh bạn yêu thích trong một fanfic hoặc một tác phẩm văn học. Cảnh đó phải bao gồm tình tiết, hành động và có sự góp mặt của ít nhất hai nhân vật. Hãy xác định góc nhìn mà người viết đã viết. Bây giờ hãy viết lại cảnh đó dưới góc nhìn của những nhân vật không được miêu tả góc nhìn. Bạn có thể thêm suy nghĩ và tự xây dựng tình cảm của nhân vật theo ý mình miễn là không làm thay đổi tình tiết và hành động.


Mục đích: Luyện sự linh hoạt khi viết và cách sử dụng góc nhìn.


7. Ngồi mười phút hoặc lâu hơn trong một quang cảnh nào đó như dưới một gốc cây, trong nhà ăn, nửa đêm trong phòng tối. Hãy quan sát và liệt kê tất cả những gì mà giác quan của bạn có thể phát hiện, nên chỉ bằng gạch đầu dòng. Những tiếng động trong đêm, độ ẩm trong không khí, nhiệt độ, tiếng tích tắc của đồng hồ, những con kiến bò trên tường, một mẩu hội thoại vô tình nghe được ở bàn bên cạnh... Cuối cùng hãy miêu tả quang cảnh đó bằng lời văn hoàn chỉnh.


Mục đích: Một bài tập về quan sát và miêu tả. Người viết cần tập khả năng quan sát của mình nếu họ muốn làm cho người đọc hình dung và cảm nhận những gì họ muốn nói. Những người bắt đầu viết thường ít có thói quen chú ý tới thế giới xung quanh mình.


8. Chọn một đồ vật trong phòng bạn. Nó có thể là bất cứ cái gì. Xác định tâm trạng của bạn và ghi lại vào một mảnh giấy. Sau đó lấy một tờ giấy khác ra và viết về vật đó khoảng nửa trang giấy. Đừng vứt tờ giấy đó đi mà giữ nó lại.


Khi bạn rỗi rãi hãy quay lại nó. Hãy đọc mẩu giấy ghi tâm trạng. Nếu lúc này bạn có tâm trạng khác với tâm trạng đã dùng để viết nó thì hãy viết về vật đó trong tâm trạng mới vào mặt sau của tờ giấy. Lại cất nó và mẩu giấy ghi tâm trạng đi.


Trở về với bài tập này sau một khoảng thời gian nhất định. Hãy đọc lại cả hai phần bạn đã viết và so sánh với nhau. Hãy nhận xét xem tình cảm của bạn có được thể hiện trong phần không. Cuối cùng, hãy đem hai phần cho một người khác đọc và yêu cầu họ thử nói xem bạn đã viết mỗi phần trong tâm trạng nào.


Mục đích: Thể hiện tâm trạng qua cảnh vật và những tương tác với cảnh vật.


9. Viết một câu dài bốn, năm dòng, hoặc hơn nữa. Rồi ngay lập tức viết ý tiếp theo bằng một câu dưới mười từ.


Mục đích: Tập đa dạng hóa cách viết.


10. Chép lại 5 câu liên tục từ tác phẩm mà bạn thích, rồi bên dưới viết năm câu khác về bất cứ điều gì sử dụng đúng những mẫu câu mà 5 câu trên đã sử dụng.


Mục đích: Tập đa dạng hóa cách viết.


11. Trả lời những câu hỏi sau về một fic nào đó của bạn, có thể là đã kết thúc, có thể là đang viết dở.


- Fic nói về ai?

- Chuyện gì xảy ra với người đó?

- Vấn đề đó là gì?

- Fic diễn ra ở đâu?

- Vấn đề đó có gì thú vị?

- Vấn đề được giải quyết như thế nào?


Mục đích: Một bài tập phát hiện tình tiết truyện.


12. Hai người trước kia đã từng yêu nhau tha thiết, nhưng rồi do hoàn cảnh buộc phải chia tay nhau. Một người đã có gia đình, một người còn độc thân. Giờ đây họ gặp lại nhau.


Chọn một bối cảnh như tiệm ăn, trên đường, trong công viên ... rồi viết câu chuyện xảy ra giữa họ dưới góc nhìn của một người. Sau đó viết lại câu chuyện đó dưới góc nhìn của người kia. Đổi sang một hai bối cảnh nữa và lập lại quá trình trên.


Mục đích: Một bài tập về hội thoại, góc nhìn, giải quyết căng thẳng và xây dựng cảnh. Căng thẳng trong tình huống sẽ đem lại nhiều cách nói chuyện khác nhau, và nhiều góc quặt khác nhau.


13. Đem hai nhân vật ghét nhau cực kỳ bỏ chung vào một chỗ mà họ sẽ buộc phải tiếp xúc với nhau. Hãy mô tả tỉnh huống đó một cách chi tiết theo dòng thời gian.


Mục đích: Luyện tập hội thoại và cách xây dựng sự căng thẳng.


14. Hãy chọn một nhân vật trong fic hoặc nhân vật của riêng bạn. Tiếp tục chọn một tình cảm nhất định, ví dụ như giận dữ. Sau đó liệt kê tất cả những hành động mà nhân vật bạn chọn có thể làm khi có tình cảm đó.


Mục đích: Luyện tập cách thể hiện qua ngôn ngữ cử chỉ.


15. Hãy chọn một tập manga, chọn một chương nào đó mà bạn thích. Sau đó chọn góc nhìn. Cuối cùng hãy viết lại toàn bộ chapter manga đó dưới dạng truyện chữ. Giữ nguyên lời thoại và thêm vào các miêu tả, cảm nghĩ và hành động.


Mục đích: tập thể hiện một tình huống bằng cả cảm xúc, miêu tả và hành động.
 

Tán Ô Nhỏ

Lure like như hack
Thần Lĩnh
Bình luận
473
Số lượt thích
2,954
Team
Khác
Fan não tàn của
Tô Mộc Thu
#29
Trở lại mục lục

CHƯƠNG 20:



LỜI KẾT VÀ DANH NGÔN


Kal không phải là một nhà văn chuyên nghiệp, nên tất cả những gì Kal có thể viết chỉ dừng lại ở đây. Kal rất muốn có thể viết thêm về cách dùng từ và cách hành văn, nhưng những điều này nằm ngoài khả năng của Kal. Sau này có thể Kal sẽ đưa thêm vào những bài tập hay tìm được, hoặc những câu quote mới, nhưng có lẽ sẽ không có thêm bài viết nào mới.


Hy vọng rằng những bài viết này sẽ đem lại chút gì đó hữu ích cho bạn. Kal mong được bạn nhận xét và góp ý qua PM, hoặc qua hòm thư serials3x@yahoo.com. Xin cảm ơn.


Bài cuối cùng của Series ‘Writing is an art, Writing is a skill’ xin được chia sẻ cùng các bạn những câu quote hay về việc viết văn.

~*~




Danh ngôn


‘Bạn phải say viết để thực tại không hủy diệt bạn’ ~Ray Bradbury~


‘Viết một cuốn sách là một cuộc phiêu lưu. Bắt đầu nó chỉ là một món đồ chơi để giải trí, rồi nó trở thành bạn tình của ta, rồi ông chủ ta, rồi nó trở thành bạo chúa. Đoạn cuối cùng là khi bạn chuẩn bị chấp nhận sự nô lệ của mình, bạn giết con quái vật rồi quẳng nó ra ngòai công chúng.’ ~Winston Churchill. ~


‘Để tránh bị phê bình, đừng làm gì, đừng nói gì, đừng là gì hết.’ ~Elbert Hubbard~


‘Lời phê bình là kẻ không chân dạy người khác biết chạy.’ ~Channing Pollock~


‘Và nhân tiện, mọi thứ trong cuộc sống này đều đáng để bạn viết về nó nếu bạn đủ can đảm để làm điều đó và đủ trí tưởng tượng để ứng biến. Kẻ thù tồi tệ nhất của sự sáng tạo là thiếu tin tưởng vào bản thân.’ ~Sylvia Plath~


‘Viết văn là một dạng bệnh tâm thần phân liệt được xã hội chấp nhận.’ ~E.L. Doctorow~


(Kal: I like this one so much!)


‘Tốt hơn là viết cho bản thân và không được công nhận, hơn là viết cho công chúng và không có cái tôi.’ ~Cyril Connolly~


‘Chúng ta trưởng thành từ những giấc mơ. Tất cả những vĩ nhân là những kẻ mơ mộng. Họ thấy nhiều điều trong cơn gió nhẹ một ngày xuân hay trong lửa đỏ rực một chiều đông. Một số trong chúng ta để những giấc mơ lớn chết, nhưng những người khác lại nuôi dưỡng và bảo vệ chúng, chăm sóc chúng qua những ngày ảm đạm cho đến khi họ đưa được chúng ra dưới ánh nắng mặt trời và ánh sáng luôn đến cho những ai biết chân thành hy vọng rằng giấc mơ của họ sẽ trở thành hiện thực.’ ~ Woodrow Wilson~


‘Tôi viết chủ yếu để tìm ra xem tôi đang nghĩ gì, tôi đang nhìn gì, tôi đang thấy gì và điều đó có nghĩa là gì. Tôi muốn gì và tôi sợ gì.’ ~Joan Didion, Nhà báo và tiểu thuyết gia người Mỹ (1934) ~


‘Tôi sẽ ném vào bóng tối này ngôn từ rồi đợi tiếng vang vọng lại, và nếu có tiếng vang dù mờ nhạt đến thế nào tôi cũng sẽ ném những ngôn từ khác để kể, để lao tới, để chiến đấu, để tạo cảm giác đói cuộc đời đang gặm nhấm trong mỗi chúng ta.’ ~Richard Wright~


‘Tôi nghĩ viết văn không khác gì với sống. Viết giống như sống hai cuộc đời. Người viết văn trải qua mọi thứ hai lần. Một lần trong thực tại và một lần nữa trong tấm gương luôn đợi ở phía trước hoặc phía sau.’ ~Catherine Drinker Bowen~


‘Viết văn là sự cô độc được thốt lên, sự trầm mình vào vực thẳm lạnh lẽo của mỗi người’ ~Franz Kafka~


‘Giá trị của cuộc đời không nằm ở độ dài của ngày, nhưng nằm ở cách mà chúng ta sử dụng nó. Một người đàn ông có thể sống lâu, nhưng vẫn sống rất ít. ‘ ~Michel de Montaigne~


‘Khi bạn lấy ý từ một người viết khác thì đó là đạo văn. Nhưng khi bạn lấy từ nhiều người viết khác thì đó là nghiên cứu.’ ~William Mizner~


‘Cuộc sống không thể đánh bại một nhà văn yêu viết, bởi cuộc sống bản thân nó là người tình của nhà văn cho đến lúc chết – một người tình hấp dẫn, ác độc, ấm áp, lạnh lùng, thủy chung và phụ bạc’ ~Edna Ferber~


‘Chúng ta nói về giọng nói của chúng ta như là những người viết văn – chúng mạnh mẽ và can đảm làm sao, nhưng như là con người chúng ta lại thật nhút nhát. Đó là điều tạo nên sự điên rồ của chúng ta. Sự khác biệt giữa tình yêu lớn lao chúng ta dành cho thế giới này khi chúng ta ngồi xuống và viết về nó với sự coi thường mà chúng ta dành cho cuộc sống của chính chúng ta’ ~Natalie Goldberg~


(Kal: Ah... I love this one...)


‘Có rất nhiều lý do tại sao nhà văn lại viết – nhưng chúng đều có một điểm chung: Ý muốn tạo ra một thế giới mới.’ ~John Fowles~


‘Câu chuyện mà tôi đang viết thực sự tồn tại, được viết một cách hoàn hảo ở đâu đó trong không khí. Tất cả những gì tôi phải làm là tìm ra nó, và sao chép nó.’ ~Jules Renard~


‘Khi chúng ta thấy một phong cách viết tự nhiên chúng ta ngạc nhiên và vui sướng, bởi chúng ta hy vọng nhìn một tác giả và tìm thấy một con người.’ ~Blaise Pascal~


‘Viết văn là sự khám phá. Anh bắt đầu từ chẳng có gì và học hỏi khi anh buớc tiếp.’ ~E. L. Doctorow – Nhà văn Mỹ (1931) ~


‘Viết văn là một dạng tự do cá nhân. Nó giải phóng chúng ta khỏi sự đồng hóa mà chúng ta thấy xung quanh chúng ta.Cuối cùng thì những người viết văn sẽ viết không phải để trở thành những anh hùng ngoài vòng pháp luật của một nền văn hóa kém phát triển nào đó, mà chủ yếu là để cứu lấy bản thân họ, để sống sót như là những cá nhân.’ ~Don Delillo – Nhà văn Mỹ (1926) ~


‘Không phải từ nào cũng giống nhau giữa những người viết văn. Có người xé nó ra từ tim mình. Có người lôi nó ra từ túi áo khoác.’ ~Charles Peguy~


‘Nếu có cuốn sách nào mà bạn thực sự muốn đọc nhưng lại chưa được viết thì bạn phải viết nó ra.’ ~Toni Morrison~


‘Tác phẩm là sự kiện trong sự nhận biết. Mục tiêu của chúng ta không phải là sao chép thực tại mà thay đổi và tái tạo lại ấn tượng của chúng ta về nó. Người viết mời độc giả xem buổi trình diễn của chính trí não anh ta.’ ~George Buchanan~


‘Thật sai lầm khi nói rằng viết văn là một thú vui, dù đúng là sẽ có những lúc vui sướng không có gì so sánh được khi anh viết. Tuy nhiên hầu hết thời gian, viết văn là một công việc khổ sở, một nhiệm vụ khó khăn đến nỗi nó làm người viết muốn phát điên. Tôi không thể nhớ được đã bao lần tôi tự hỏi mình vì cớ gì mà tôi theo đuổi một thiên hướng quá phổ biến và đầy thất vọng và dễ thua cuộc đến thế. Rồi tôi quay lại viết.’ ~ J.M. Brower~


‘Hoàn toàn không thể làm nản lòng những nhà văn thực sự. Họ không quan tâm tới điều anh nói, dù thế nào họ cũng sẽ tiếp tục viết.’ ~Sinclair Lewis~


‘Có hàng ngàn ý nghĩ ẩn dấu trong mỗi con người, và người ta không biết đến chúng cho tới khi cầm bút lên mà viết.’ ~William Makepeace Thackeray~


‘Nếu bạn đợi cảm hứng, bạn không phải là một nhà văn, mà là một anh hầu bàn.’ ~Vô danh~

(Kal: ‘If you wait for inspiration, you're not a writer, but a waiter. ‘ Chơi chữ từ ‘waiter’)


‘Liệu chúng ta những người muốn sáng tạo có phải là những người có tài năng đặc biệt không? Hay vì tất cả những người khác đơn giản là đã bỏ cuộc, hoặc vì khiêm tốn hoặc vì lười biếng, và bịt tai lại không nghe khao khát sáng tạo trong lòng, cho đến khao khát ấy chết, bị lãng quên và bỏ rơi? Khi bạn nhìn trẻ thơ, bạn sẽ nghĩ tới điều thứ hai. Tôi chưa gặp đứa trẻ nào không yêu – hoặc ít nhất là chưa từng yêu – vẽ, viết hoặc một hoạt động sáng tạo nào đó.’ ~Natalia Laurila~


‘Thật vô vọng khi ngồi xuống để viết trong khi chưa đứng lên để sống.’ ~Henry David Thoreau~


‘Một người viết văn là người mà viết văn đối với anh ta khó hơn đối với những người khác. ‘~Thomas Mann~


‘Bí quyết để trở thành một nhà văn là viết, viết, và tiếp tục viết. ‘~Ken MacLeod~


‘Chỉ tài năng không làm nên một nhà văn. Phải có một con người đằng sau cuốn sách.’ ~Ralph Waldo Emerson~


‘Chúng ta cần phải viết, nếu không muốn mỗi ngày trôi qua một cách trống rỗng. Liệu còn cách nào khác hơn để chụp vợt lên con bướm của hiện tại? Bởi khi hiện tại qua đi, nó sẽ bị quên lãng. Tâm trạng không còn nữa. Cuộc đời cũng trôi qua. Đó là nơi mà một người viết văn vượt lên những người bạn đồng hành của mình: anh ta bắt lấy những thay đổi của tâm trí trong thoáng chốc.’ ~Vita Sackville-West~


‘Hãy làm đầy trang giấy bằng hơi thở của trái tim mình.’ ~William Wordsworth~


‘Đêm là thời gian viết tốt nhất. Tất cả ý tưởng sẽ là của bạn hết, bởi mọi người ngủ hết cả rồi.’ ~Catherine O'Hara~


‘Nếu bạn thực sự muốn chống lại cha mẹ, và bạn không đủ can đảm làm một homo thì điều tối thiểu bạn có thể làm là viết về điều đó.’ ~Kurt Vonnegut~


(Kal: :lol: )


‘Anh viết để cho những trái tim và trí óc của người khác thấy những gì đang bừng cháy trong anh. Và chúng tôi biên tập để làm lộ lửa qua đám khói.’ ~Arthur Polotnik~


(Kal: That's right! Oh, the noble job of an editor or Beta Reader!)


‘Tôi viết qua vui sướng và đau buồn. Tôi viết qua đói và khát. Tôi viết qua những lời khen ngợi và những lời phê bình. Tôi viết qua ánh nắng mặt trời và qua ánh trăng. Điều tôi viết là điều không cần được nói.’ ~Edgar A. Poe~


‘Hầu hết những người biên tập là những nhà văn thất bại. Nhưng hầu hết các nhà văn cũng đều như thế.’ ~T.S. Eliot~


‘Sự khác nhau giữa từ đúng và từ gần đúng là sự khác nhau giữa sét và con đom đóm.’ ~Mark Twain~


‘Viết văn không nhất thiết phải là điều gì đáng xấu hổ, nhưng làm nó ở chỗ riêng tư thôi, và nhớ rửa tay sau đó.’ ~Robert A. Heinlein~


‘Một người viết văn xuôi thấy mệt vì viết văn xuôi, và muốn làm một nhà thơ. Thế là anh ta bắt đầu tất cả các dòng với chữ hoa, và tiếp tục viết văn xuôi.’ ~Samuel McChord Crothers~


(Kal: Laugh :lol: )


‘Đọc thường đi trước viết, và viết thường được đọc thổi lửa vào. Đọc, yêu đọc, đó là điều làm bạn mơ trở thành một nhà văn.’ ~Susan Sontag~


‘Loại cô đơn thứ tám là căn bệnh đặc biệt của một người viết văn. Người viết đi một mình từ ý tưởng khởi đầu qua quá trình sáng tác đến sự ra đời của tác phẩm. Trong suốt thời gian này, những tác giả và độc giả khác chỉ là sự phân tâm. Tự nhận biết được tác phẩm, người viết đặt mình vào vị chí Chúa, nghe thì có vẻ hay hơn là sự thật. Như các vị thần, người viết phải chịu hậu quả của tác phẩm mình viết, và thường thì những hậu quả ấy không phải lúc nào cũng tích cực.’ ~Mary Abbott~


‘Chẳng có ai có thể vui tiệc hơn người tổ chức tiệc trong trí óc mình.’ ~Selma Lagerlöf~


‘Tôi phải viết để cảm thấy hạnh phúc. Nhưng đó đúng là một căn bệnh tồi tệ. tôi thích viết. Chuyện còn tồi tệ hơn. Điều đó làm căn bệnh trở thành tật xấu. Rồi tôi muốn viết hay hơn bất cứ ai đã từng viết, điều đó làm nó trở thành sự ám ảnh.’ ~ Hemingway~


‘Người viết văn giống như mèo, bởi họ là những sinh vật kín đáo, dễ thương và thông thái. Và mèo giống người viết văn cũng bởi vì những lý do tương tự.’ ~Robertson Davies~


(Kal: My favorite quote!)


(Bản thân đứa post này thì không có nhiều câu quote hay như chị tác giả, chỉ có một câu lụm được và muốn chia sẻ đến mọi người.

'You never knew untill you write it down.' - Trích "Quỷ bút" của Viên

Thế giới fanfic rất rộng, bạn có thể đọc fic từ ngày này qua ngày khác viết fic từ tháng này qua tháng khác mà vẫn thấy mọi thứ diệu kỳ như lúc ban đầu. Vậy nên, đừng để bất cứ điều gì cản trở bạn cầm bút, bởi bạn sẽ chẳng biết cho đến khi bạn viết nó ra, và biết đâu đó sẽ là một tác phẩm để đời thì sao?

Và lời cuối cùng, xin chân thành cám ơn bạn, những người đã bỏ công bỏ thời gian đọc tới những dòng kết này. Chỉ riêng việc bạn đọc tới đây đã là một dấu mốc cho sự phát triển trong ngòi bút của bạn. Chúc bạn may mắn trong con đường sắp tới.)

-END-
 

Bình luận bằng Facebook