


Triệu Dương
Tên: Triệu Dương
Giới tính: Nam
Thẻ tài khoản: Hải Vô Lương
Nghề nghiệp: Khí công sư
Chiến đội: Lâm Hải
Danh hiệu: Khí công sư đệ nhất Vinh Quang
Chiều cao: 167cm
Nhóm máu: B
Sinh nhật: 28/02
Chòm sao: Song Ngư
Ra mắt: Giải đấu mùa 3
Giải nghệ: Giải đấu mùa 9
Thành tựu: Tuyển thủ Ngôi sao All-Star
“Ít nhất tôi từng đến, từng nỗ lực.”
Giới tính: Nam
Thẻ tài khoản: Hải Vô Lương
Nghề nghiệp: Khí công sư
Chiến đội: Lâm Hải
Danh hiệu: Khí công sư đệ nhất Vinh Quang
Chiều cao: 167cm
Nhóm máu: B
Sinh nhật: 28/02
Chòm sao: Song Ngư
Ra mắt: Giải đấu mùa 3
Giải nghệ: Giải đấu mùa 9
Thành tựu: Tuyển thủ Ngôi sao All-Star
“Ít nhất tôi từng đến, từng nỗ lực.”
Tui đọc Toàn Chức Cao Thủ, tuy rằng có rất nhiều chi tiết đọng lại trong tui, nhưng vì lý do trí nhớ số học có hạn, nên trước giờ chưa từng có một con số chương cụ thể nào tui nhớ hết, chỉ nhớ đại khái chi tiết xx đó nằm ở chương chín trăm mấy một ngàn mấy đại loại thôi.
Nhưng có một chương truyện tôi nhớ. Nhớ đến tận từng con số. Nhớ cả tên tựa chương, bởi nó hoàn toàn lạc quẻ và không nhắc đến cái mà tui cho rằng nó nên nhắc đến nhất.
Triệu Dương là tuyển thủ chuyên nghiệp ra mắt Liên minh mùa giải thứ ba, vừa vào nghề đã rất được quan tâm, chỉ thua Vương Kiệt Hi trong cuộc cạnh tranh danh hiệu Người Mới Tốt Nhất năm ấy. Từ khi ra mắt đến nay, anh đã trúng cử đội hình ngôi sao bảy năm liên tục, là đệ nhất khí công sư của Vinh Quang không cần bàn cãi.
Đó là vinh quang thuộc về Triệu Dương. Tuy vậy khi nhắc đến Triệu Dương, người ta chỉ nghĩ đến một chuyện khác: bao nhiêu năm đứng trong hàng ngũ minh tinh, bấy nhiêu năm không vào nổi tứ kết.
Trong các tuyển thủ hạng sao, khắp lịch sử Liên minh chỉ có mỗi mình Triệu Dương chưa từng góp mặt ở vòng chung kết. Bảy mùa trúng vé minh tinh nói lên thực lực của Triệu Dương, trong khi bảy mùa hụt vé tứ kết lại nói lên thực lực của chiến đội Lâm Hải.
Nắm giữ một tuyển thủ hạng sao, không ai đành lòng gán mác đội yếu cho Lâm Hải cả. Trên thực tế, Lâm Hải quả thật cách rất xa những chiến đội đứng cuối bảng. Họ duy trì một thứ hạng ổn định ở khu vực giữa, vĩnh viễn thiếu một bước so với tám ghế đầu.
Bởi sự mâu thuẫn đó, Triệu Dương nhận được không ít mời gọi từ các chiến đội khác. Nhưng anh vẫn ở lại, dẫn dắt Lâm Hải nỗ lực hướng tới tứ kết hết năm này đến năm khác. Bảy năm nỗ lực là bảy năm đổi lấy kết quả tầm thường, thứ hạng giữa giữa không cao không thấp. Triệu Dương cứ thế mà lửng lửng lơ lơ mãi cả cuộc đời đánh giải. Giờ đây cuối cùng anh đã cảm thấy mệt mỏi. Chẳng buồn đổi chiến đội khác để thử nghiệm lối đi mới, anh thẳng thắn thừa nhận thất bại, tuyên bố giải nghệ.
Cuộc đời tuyển thủ chuyên nghiệp của Triệu Dương bị chế nhạo không ít. Ra mắt cùng một mùa giải, thể loại chưa từng đánh vòng chung kết như Triệu Dương chẳng có gì sánh nổi với Vương Kiệt Hi trong mắt nhiều người. Vương Kiệt Hi được cho là tuyển thủ chuyên nghiệp thành công nhất sau Diệp Tu, thôi thì khỏi kể. Thay vào đó, người ta thường đặt Triệu Dương lên bàn cân với Dương Thông.
Đội trưởng Ba Lẻ Một Độ, Liên minh đệ nhất thích khách, cũng là tuyển thủ ra mắt mùa giải thứ ba. Điểm khác biệt của anh với Vương Kiệt Hi và Triệu Dương là lúc đầu, anh không hề quá nổi bật. Chầm chậm từng bước trưởng thành qua năm tháng, cuối cùng thực lực của Dương Thông được mọi người công nhận. Không chỉ thế, chiến đội Ba Lẻ Một Độ cũng trưởng thành theo anh.
Chiến đội này là một ngôi nhà có các tuyển thủ giống Dương Thông, không quá nổi trội nhưng nền tảng vững chắc, mỗi bước tiến bộ là một bước vững vàng. Họ không có thiên phú trời cho nhưng luôn bù đắp bằng cần cù khổ luyện. Họ không phải ông lớn, thậm chí còn không được đại đa số gán mác đội mạnh, nhưng họ là khách quen của vòng chung kết, có thể ngáng đường bất kì chiến đội hàng đầu nào.
So với họ, Triệu Dương có tài năng đáng để kì vọng hơn. Từ mùa giải bóc tem đã không ai nghi ngờ thực lực của anh, nhưng anh mãi vẫn không thể tạo ra đột phá nào cho chiến đội. Đã vậy, câu lạc bộ Lâm Hải còn đuối vờ lờ trong khâu kinh doanh nữa chứ. Mọi vấn đề có thể xảy ra với một câu lạc bộ như nguy cơ tài chính, xung đột nhân sự, v.v… đều đã từng đổ xuống đầu họ. Lâm Hải gắng gượng được đến nay mà không giải tán cũng quá kiên cường rồi. Nhưng bây giờ Triệu Dương sắp ra đi, chiến đội này coi như không còn gì để trông đợi. Dù họ vẫn đang nắm trong tay một nhân vật ngôi sao ngốn cả gia tài làm nên là khí công sư Hải Vô Lượng, cũng khó có tuyển thủ xịn nào muốn đầu quân về cầm nhân vật đó khi thấy tình hình kinh doanh kinh dị của họ.
Trong buổi họp báo tuyên bố giải nghệ, Triệu Dương khá bình thản. Thật ra cuộc đời đánh giải của anh ngoại trừ bất cập thì chẳng có gì đáng để nhìn lại. Cuối cùng, chính bản thân Triệu Dương cũng chỉ biết khái quát bảy năm nghề nghiệp của mình bằng một câu: “Ít nhất tôi đã từng tồn tại trong Vinh Quang, từng vì nó mà nỗ lực”. Thế rồi buổi họp báo kết thúc bằng những lời chúc, lời cảm ơn từ chiến đội Lâm Hải gửi đến Triệu Dương.
Lại thêm một tuyển thủ xuất sắc ra đi. Nhưng cũng như kiếp sống chuyên nghiệp của mình, sự ra đi của Triệu Dương chẳng gây nên bao nhiêu tiếng vọng, bởi việc anh giải nghệ gần như không ảnh hưởng gì đến tình hình Liên minh hiện nay cả. Điều mọi người quan tâm nhất vẫn luôn là kết cấu các đội đủ sức tranh cướp tổng quán quân. Chiến đội Lâm Hải xưa nay chưa bao giờ được gọi bằng cái tên đó. Sự suy yếu của họ có lẽ chỉ khiến các chiến đội muốn giữ một vé ngồi lại Liên minh thở phào nhẹ nhõm.
Tin động trời nhưng lại không mang đến sóng to gió lớn, Trình Tư Yên xem sơ qua rồi tắt. Dù sao thì việc đưa tin Triệu Dương giải nghệ cũng không phải nhiệm vụ của cô. Trình Tư Yên định liên hệ thử Phương Duệ, bèn thuận tay mở Weibo lên. Không mở thì thôi, mở phát hết hồn: post hôm qua của Phương Duệ đang được quẩy rần rần.
Đó là vinh quang thuộc về Triệu Dương. Tuy vậy khi nhắc đến Triệu Dương, người ta chỉ nghĩ đến một chuyện khác: bao nhiêu năm đứng trong hàng ngũ minh tinh, bấy nhiêu năm không vào nổi tứ kết.
Trong các tuyển thủ hạng sao, khắp lịch sử Liên minh chỉ có mỗi mình Triệu Dương chưa từng góp mặt ở vòng chung kết. Bảy mùa trúng vé minh tinh nói lên thực lực của Triệu Dương, trong khi bảy mùa hụt vé tứ kết lại nói lên thực lực của chiến đội Lâm Hải.
Nắm giữ một tuyển thủ hạng sao, không ai đành lòng gán mác đội yếu cho Lâm Hải cả. Trên thực tế, Lâm Hải quả thật cách rất xa những chiến đội đứng cuối bảng. Họ duy trì một thứ hạng ổn định ở khu vực giữa, vĩnh viễn thiếu một bước so với tám ghế đầu.
Bởi sự mâu thuẫn đó, Triệu Dương nhận được không ít mời gọi từ các chiến đội khác. Nhưng anh vẫn ở lại, dẫn dắt Lâm Hải nỗ lực hướng tới tứ kết hết năm này đến năm khác. Bảy năm nỗ lực là bảy năm đổi lấy kết quả tầm thường, thứ hạng giữa giữa không cao không thấp. Triệu Dương cứ thế mà lửng lửng lơ lơ mãi cả cuộc đời đánh giải. Giờ đây cuối cùng anh đã cảm thấy mệt mỏi. Chẳng buồn đổi chiến đội khác để thử nghiệm lối đi mới, anh thẳng thắn thừa nhận thất bại, tuyên bố giải nghệ.
Cuộc đời tuyển thủ chuyên nghiệp của Triệu Dương bị chế nhạo không ít. Ra mắt cùng một mùa giải, thể loại chưa từng đánh vòng chung kết như Triệu Dương chẳng có gì sánh nổi với Vương Kiệt Hi trong mắt nhiều người. Vương Kiệt Hi được cho là tuyển thủ chuyên nghiệp thành công nhất sau Diệp Tu, thôi thì khỏi kể. Thay vào đó, người ta thường đặt Triệu Dương lên bàn cân với Dương Thông.
Đội trưởng Ba Lẻ Một Độ, Liên minh đệ nhất thích khách, cũng là tuyển thủ ra mắt mùa giải thứ ba. Điểm khác biệt của anh với Vương Kiệt Hi và Triệu Dương là lúc đầu, anh không hề quá nổi bật. Chầm chậm từng bước trưởng thành qua năm tháng, cuối cùng thực lực của Dương Thông được mọi người công nhận. Không chỉ thế, chiến đội Ba Lẻ Một Độ cũng trưởng thành theo anh.
Chiến đội này là một ngôi nhà có các tuyển thủ giống Dương Thông, không quá nổi trội nhưng nền tảng vững chắc, mỗi bước tiến bộ là một bước vững vàng. Họ không có thiên phú trời cho nhưng luôn bù đắp bằng cần cù khổ luyện. Họ không phải ông lớn, thậm chí còn không được đại đa số gán mác đội mạnh, nhưng họ là khách quen của vòng chung kết, có thể ngáng đường bất kì chiến đội hàng đầu nào.
So với họ, Triệu Dương có tài năng đáng để kì vọng hơn. Từ mùa giải bóc tem đã không ai nghi ngờ thực lực của anh, nhưng anh mãi vẫn không thể tạo ra đột phá nào cho chiến đội. Đã vậy, câu lạc bộ Lâm Hải còn đuối vờ lờ trong khâu kinh doanh nữa chứ. Mọi vấn đề có thể xảy ra với một câu lạc bộ như nguy cơ tài chính, xung đột nhân sự, v.v… đều đã từng đổ xuống đầu họ. Lâm Hải gắng gượng được đến nay mà không giải tán cũng quá kiên cường rồi. Nhưng bây giờ Triệu Dương sắp ra đi, chiến đội này coi như không còn gì để trông đợi. Dù họ vẫn đang nắm trong tay một nhân vật ngôi sao ngốn cả gia tài làm nên là khí công sư Hải Vô Lượng, cũng khó có tuyển thủ xịn nào muốn đầu quân về cầm nhân vật đó khi thấy tình hình kinh doanh kinh dị của họ.
Trong buổi họp báo tuyên bố giải nghệ, Triệu Dương khá bình thản. Thật ra cuộc đời đánh giải của anh ngoại trừ bất cập thì chẳng có gì đáng để nhìn lại. Cuối cùng, chính bản thân Triệu Dương cũng chỉ biết khái quát bảy năm nghề nghiệp của mình bằng một câu: “Ít nhất tôi đã từng tồn tại trong Vinh Quang, từng vì nó mà nỗ lực”. Thế rồi buổi họp báo kết thúc bằng những lời chúc, lời cảm ơn từ chiến đội Lâm Hải gửi đến Triệu Dương.
Lại thêm một tuyển thủ xuất sắc ra đi. Nhưng cũng như kiếp sống chuyên nghiệp của mình, sự ra đi của Triệu Dương chẳng gây nên bao nhiêu tiếng vọng, bởi việc anh giải nghệ gần như không ảnh hưởng gì đến tình hình Liên minh hiện nay cả. Điều mọi người quan tâm nhất vẫn luôn là kết cấu các đội đủ sức tranh cướp tổng quán quân. Chiến đội Lâm Hải xưa nay chưa bao giờ được gọi bằng cái tên đó. Sự suy yếu của họ có lẽ chỉ khiến các chiến đội muốn giữ một vé ngồi lại Liên minh thở phào nhẹ nhõm.
Tin động trời nhưng lại không mang đến sóng to gió lớn, Trình Tư Yên xem sơ qua rồi tắt. Dù sao thì việc đưa tin Triệu Dương giải nghệ cũng không phải nhiệm vụ của cô. Trình Tư Yên định liên hệ thử Phương Duệ, bèn thuận tay mở Weibo lên. Không mở thì thôi, mở phát hết hồn: post hôm qua của Phương Duệ đang được quẩy rần rần.
Tui nhớ Triệu Dương của Lâm Hải giải nghệ ở nửa chương đầu, với một câu nói “Ít nhất tôi đã từng tồn tại trong Vinh Quang, từng vì nó mà nỗ lực”. Người đi còn chưa khuất bóng, mà nửa chương sau tân nhân đã rộn rã ngợp trời.
Dạo này vì một số nguyên nhân, tui chợt nhớ ra một lời hứa cũ với anh, nếu có ngày ai đó tạo fanclub Triệu Dương, tôi sẽ vote nó tên là fanclub Hướng Dương. Thứ nhất, là vì chơi chữ “Dương” trong tên anh. Thứ hai, là vì ý nghĩa tuyệt đẹp của loài hoa đó.
Nửa năm sau, đáng tiếc chưa ai lập, vậy tui lập cho anh. Tôi có gì để chần chờ chứ? Anh chỉ có bảy năm, mà tui đã phí hoài mất nửa năm rồi.
.jpg)
Lát nữa xuống dưới sẽ có những bài cảm nhận làm quà cho anh sau. Còn bây giờ chỉ muốn nói một chút về tên fanclub.
“Hảo hảo học tập, thiên thiên hướng thượng.”
“Cố gắng học tập, ngày ngày tiến lên.”
Đây là một câu khẩu hiệu những bạn nhỏ bên Trung được dạy từ khi còn bé. Uốn cây từ thuở còn non. Dùng để dạy cho những bạn nhỏ còn thơ, thì người lớn không thể nói những thứ quá đao to búa lớn được. Dường như đây là một câu hô khẩu hiệu vừa hứng khởi và đơn giản dễ tiếp thu đúng không?
Tui trước giờ vẫn luôn rất thích câu nói này. Mỗi lần khi tui cảm thấy mình thật vô dụng chẳng làm được gì ra hồn và bất lực sắp gục ngã, nhìn lại câu nói này, lại tự an ủi bản thân, “Chí ít, ngày hôm nay mình đã tốt hơn hôm qua một chút. Và ngày mai, mình sẽ tiếp tục cố gắng học được thứ gì mới, dù chỉ là chút ít thôi cũng được, để có thể khá hơn ngày hôm nay. Ít nhất chỉ cần như thế thôi, thì mình sẽ không vô dụng dậm chân tại chỗ rồi.”
Có thể ngày ngày tiến bộ, ngày ngày một giỏi hơn, ngày ngày được làm những điều mình thích nhất. Trau dồi cho bản thân, cống hiến cho tập thể, làm bản thân mình vui vẻ, cũng mang lại năng lượng tích cực đến những người xung quanh.
Ngày hôm nay, học được một chút so với hôm qua.
Và ngày mai, liền tốt hơn ngày hôm nay.
Có những thứ, khi chúng ta lớn rồi, khi ta quay cuồng giữa vô số ngã đường đời, dường như ta đều quên mất một ý nghĩa đơn giản này của cuộc sống.
Nguyện tâm ý của chúng ta mãi như một đứa trẻ.
Ngày ngày tiến lên, nhé Triệu Dương anh.
Last edited: